Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 9 trường THCS Nguyễn Hữu Thọ năm 2018-2019

b0e13bef314893d2403f22d9f3218d66
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 9 2021 lúc 8:59:04 | Được cập nhật: 10 giờ trước (17:04:44) | IP: 14.250.59.125 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 216 | Lượt Download: 2 | File size: 0.023742 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD& ĐT TP TUY HOÀ TrườngTHCS Nguyễn Hữu Thọ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC:2018-2019 Môn: NGỮ VĂN Thời gian:90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 : (3.0 điểm) Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế…Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...” (“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm) a.Tìm và chỉ ra phép liên kết câu chính được dùng trong đoạn văn. b.Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả…” mang hàm ý gì ? Tác dụng? c. Hãy tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Đăng Tâm sử dụng trong đoạn văn . Câu 2 (3,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( một trang giấy thi) bày tỏ suy nghĩ của mình về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Câu 3 (4,0 điểm) Hãy phân tích hai khổ thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải … “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc…” ----------- HẾT----------- Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không nhắc gì thêm. Họ và tên học sinh …………………………. Số báo danh ………………………… Chữ ký Giám thị 1:……………………….Chữ ký Giám thị 2: ……………… HƯỚNG DẪN CHẤM THI ----------------------A. Hướng dẫn chung: 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. 3. Việc chi tiết hóa thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong Hướng dẫn chấm thi phải bảo đảm không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất thực hiện trong Hội đồng chấm thi. 4. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00). B. Hướng dẫn cụ thể: Câu Nội dung cần đạt Câu 1. a. Phép liên kết câu chính được sử dụng trong đoạn văn : (3,0 điểm) Phép thế. - “Bản nhạc đó” - thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/ “Bản nhạc Ballad”. - “Tất cả” - thế cho “ Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bin rịn lặng thinh” Điểm 0.5 đ 0.5 đ 0.5 đ b. Hàm ý của câu ‘Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả…” => Ý nói rằng : mỗi thành viên lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường… 0.5 đ * Tác dụng : Tạo tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa. Tạo hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe. 0.5 đ c. Biện pháp tu từ chủ yếu được Đăng Tâm sử dụng : - Liệt kê : + “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh” + “…Trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương Câu 2 nhất…” (3,0 điểm) - Ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) : “Giấc mơ tuổi học trò du dương…” - So sánh : “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc 0.5 đ Ballad…” * Tác dụng : - Việc kết hợp giữa 3 biện pháp tu từ đã làm nổi bật cảm nhận của tác giả về “giấc mơ tuổi học trò”, giấc mơ với nhiều những kỷ niệm vui- buồn của một thời tuổi thơ. - Làm bật nên khao khát bình dị đó là được quay ngược thời gian trở về tuổi học trò của Đăng Tâm. 1đ - Khơi gợi trong trái tim độc giả về tình yêu mái trường, yêu bạn bè, thầy cô, biết trân trọng những khoảnh khắc đáng quý của “giấc mơ tuổi học trò” 2đ a)Yêu cầu về kỹ năng:Viết đoạn văn nghị luận xã hội. - Học sinh biết cách viết một đoạn văn nghị luận, vận dụng tốt thao tác lập luận, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc… b) Yêu cầu về kiến thức - Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với kiểu đề nghị luận xã hội - Bài làm có một số ý cơ bản: + Bạo lực học đường là gì? + Nêu thực trạng , biểu hiện + Nêu nguyên nhân; hậu quả; biện pháp khắc phục + Mở rộng vấn đề + Đảo ngược vấn đề + Bài học rút ra cho bản thân… Câu 3. a) Yêu cầu về kỹ năng: (4,0 điểm) - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, hợp lí; kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng phân tích khổ thơ , viết đúng đúng kiểu bài nghị luận văn học. Bài viết có liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức. -Diễn đạt dễ hiểu, lời văn trong sáng. - Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp. .b) Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: - Đảm bảo bài nghị luận văn học có đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài). -Xác định đúng vấn đề nghị luận: Khát vọng được dâng hiến cho đời của tác giả -Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ, phân tích và lập luận. - Những suy nghĩ và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. + Đó là tâm niệm được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến cả cuộc đời, cả phần tốt đẹp –dù nhỏ bé- của mình cho cuộc đời chung. + Tâm niệm đó được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh ẩn dụ tự nhiên, giản dị tượng trưng cho cái đẹp của người Việt Nam ( làm con chim, cành hoa, nốt trầm) + Ước nguyện cống hiến cho đời được thể hiện qua nghệ thuật điệp cấu trúc tạo sự đối xứng chặt chẽ “Ta làm… “Dù là…“Dù là khi..” + Ước nguyện thì lớn lao nhưng được thể hiện một cách giản đơn , khiêm nhường “Một mùa xuân…cho đời”.Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời một nét đẹp riêng, phải không ngừng cống hiến cái phần tinh tuý “Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc”.Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người. - Sự thay đổi cách xưng hô “tôi” sang “ta” mang ý nghĩa rộng lớn là ước nguyện chung của nhiều người. - Những câu thơ trên thể hiện xúc động một vấn đề nhân sinh lớn lao. Chúng ta hãy đặt nó trong mối quan hệ với hoàn cảnh của Thanh Hải lúc ấy, ta càng hiểu hơn vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ. -Học sinh có thể so sánh với tác phẩm khác cùng chủ đề. (1,0 điểm) (2,0 điểm) (0,25điểm) (0,5 điểm) (0,25điểm) C. Cách cho điểm. - Điểm 3,5- 4 : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo. - Điểm 2,5- 3: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu. Còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 1,5- 2: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 0,5- 1: Hiểu được yêu cầu của đề nhưng cách diễn đạt còn lúng túng, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp; viết lan man không thoát ý hoặc quá sơ sài, diễn đạt lủng củng, tối nghĩa, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài. ---------------HẾT--------------