Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 9 trường THCS Đinh Tiên Hoàng năm 2018-2019

0963ba2e52146967ecc4f64d2bc7bf60
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 9 2021 lúc 8:59:42 | Được cập nhật: hôm qua lúc 13:08:55 | IP: 14.250.59.125 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 187 | Lượt Download: 2 | File size: 0.021438 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG TỔ NGỮ VĂN – MĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn : NGỮ VĂN – LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới : ... Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. .Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. (Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2005,tr. 117) a) Nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên là ai? Nhân vật đó đang làm công việc gì? (1,5 điểm) b) Nêu nhận xét ngắn gọn về công việc và tính cách của nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên? (1,5 điểm) Câu 2. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới : ... Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. ( Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2005 tr.196) a) Chỉ ra câu có nghĩa tường minh và câu chứa hàm ý. (1,5 điểm) b) Cho biết nội dung hàm ý của câu chứa hàm ý mà em vừa xác định. Vì sao nhân vật không nói thẳng mà lại sử dụng hàm ý trong câu nói này. (1,5 điểm) Câu 3. (4,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: ... Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, trang 58,59) ----------------- Hết ---------------- HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Ý 1 a b 2 Nội dung Điểm Đọc – hiểu đoạn trích 3,0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về văn học và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn xuôi thuộc thể loại truyện ngắn để làm bài. - Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh về nhân vật, công việc, tính cách của nhân vật. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú, nhưng cần thấy được ngụ ý của tác giả. Yêu cầu cụ thể Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là Phương Định, nhân vật trong 0, 75 truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê Nhân vật đó đang làm công việc phá bom trên tuyến đường 0, 75 Trường Sơn. Công việc: khó khăn, đặc biệt nguy hiểm, luôn căng thẳng thần 0, 75 kinh đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh hết sức. Tính cách: gan dạ, dũng cảm, bình tĩnh sáng suốt, có tinh thần 0, 75 trách nhiệm cao với công việc. Kiểm tra kiến thức về tiếng Việt 3.0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích để làm bài. - Đề không yêu cầu đọc hiểu mọi phương diện của đoạn trích, chỉ kiểm tra một số khía cạnh về nghĩa tường minh và hàm ý và dụng ý của người sự dụng. Cảm nhận của thí sinh có thể phong phú, nhưng cần thấy được ngụ ý của tác giả, hiểu được vẻ đẹp và giá trị biểu đạt của tiếng Việt được sử dụng trong đoạn trích. a b 3 Yêu cầu cụ thể - Câu có nghĩa tường minh: Con kêu rồi mà người ta không nghe. - Câu chứa hàm ý: Cơm chín rồi ! - Nội dung hàm ý của câu chứa hàm ý: bé Thu muốn nói "Ông vô ăn cơm đi" - Nhân vật không nói thẳng ra mà sử dụng hàm ý vì bé Thu không chịu gọi ông Sáu là ba, cố tình dùng hàm ý để tránh gọi tiếng "ba" Cảm nhận của em về hai khổ thơ (3,4) của bài thơ "Viếng lăng Bác" – Viễn Phương Yêu cầu chung - Học sinh nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ. - Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. . Yêu cầu cụ thể Học sinh có thể kết cấu bài theo nhiều kiểu khác nhau, miễn là sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ (khổ 3,4) và đánh giá khái quát nội dung cảm xúc đoạn thơ Thân bài: Nhận xét, đánh giá nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: - Khổ 3: Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào trong lăng + Khung cảnh và không khí thanh tĩnh và trang nghiêm, trong trẻo như ngưng kết cả không gian và thời gian ở bên trong lăng Bác. Hình ảnh "vầng trăng sáng dịu hiền" nâng niu giấc ngủ bình yên, gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác. + Hình ảnh ẩn dụ "trời xanh là mãi mãi", tượng trưng cho sự vĩnh hằng, bất tử của tên tuổi, sự nghiệp Hồ Chí Minh. + Cấu trúc "Vẫn biết... Mà sao ...": Giữa lí trí và tình cảm, giữa niềm tin và thực tại có sự khác biệt, nhấn mạnh nỗi đau xót, tiếc thương của nhà thơ vì sự ra đi của Bác. 0, 75 0, 75 0, 75 0, 75 4,0 0,5 3.0 - Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa Bác + Nghĩ đến ngày mai xa Bác lòng bịn rịn, lưu luyến. + Ước nguyện: Hóa thân làm con chim hót, bông hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu để nhập vào cùng hàng tre bát ngát bên lăng Bác. Đó là sống đẹp, trung thành với lý tưởng của Bác. + Điệp ngữ "Muốn làm" nhấn mạnh niềm tha thiết, chân thành ước nguyện của nhà thơ. Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của đoạn thơ 0,5 Lưu ý chung - Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đat, dùng từ. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. - Không cho điểm cao đối với những bài viết chỉ nêu chung chung, sáo rỗng...