Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Trần Phú năm 2019-2020

94cb565c23a372a1a5af8a6fd5342c89
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 22:17:24 | Được cập nhật: hôm qua lúc 11:21:06 | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 597 | Lượt Download: 6 | File size: 0.02465 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT QUẬN KIẾN AN

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

KÌ THI KSCL HỌC KỲ II

Năm học 2019 – 2020

Môn: Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút

( Đề gồm 01 trang)

Câu 1 (4.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

“Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi làm gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.

Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình”.

( Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

b. Văn bản đó viết theo thể loại nào? Nội dung đoạn văn là gì? (1,0 điểm)

c. Câu văn" Xin chớ bỏ qua." thuộc kiểu câu phân loại theo mục đích nói nào? Xác định mục đích nói của câu ? (0.5 điểm)

d. Từ nội dung của văn bản có chứa đoạn trích, hãy viết một đoạn văn (6- 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về phương pháp học đi đôi với hành. Trong đoạn có sử dụng câu cầu khiến (gạch chân) (2,0điểm)

Câu 2 (1,0 điểm)

Chép lại câu thơ cuối trong bài thơ Tức cảnh Bác Pó? Em hiểu như thế nào về chữ

“ sang ” trong câu thơ đó?

Câu 3 ( 5,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận về tình trạng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay?

PHÒNG GD-ĐT QUẬN KIẾN AN

TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

KÌ THI KSCL HỌC KỲ II

Năm học 2019 – 2020

Môn: Ngữ văn lớp 8

( Đáp án gồm 02 trang)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1

(4,0 điểm)

a. Văn bản" Bàn luận về phép học".

Tác giả Nguyễn Thiếp.

0,25

0,25

b. Thể loại: tấu

Nội dung: Đề xuất của tác giả về những phương pháp học đúng đắn và tác dụng của nó.

0,25

0,75

c. Kiểu câu: Cầu khiến

Mục đích: Đề nghị

0,25

0,25

* Yêu cầu kỹ năng: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu, văn phạm tốt.

Có và gạch chân câu cầu khiến.

* Yêu cầu kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số nội dung sau:

- Có nhiều phương pháp học tập hiệu quả trong đó có phương pháp học đi đôi với hành như Nguyễn Thiếp đã nói" theo điều học mà làm"

- Học là quá trình tiếp thu tri thức, hành là vận dụng tri thức vào giải bài tập, vào thực tiễn cuộc sống.

- Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ cho nhau…

- Phương pháp học tập này làm cho người học nhớ kiến thức tốt hơn, tránh được cách học vẹt, học lí thuyết suông….

- Cần tích cực vận dụng phương pháp học tập này…

0,25

0,5

1,25

Câu 2

(1,0 điểm)

- Là sang trọng , là giàu có, cao quý, đẹp đẽ. Nó ko phải sang về vật chất mà là sự thoải mái về tinh thần.

- Vui thích được sống chan hòa với thiên nhiên

- Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước .

- Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3

(5 điểm)

Về hình thức:

* Đúng kiểu bài nghị luận xã hội.

* Bố cục bài viết rõ ràng, mạch lạc.

* Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

* Văn phong trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

* Có sự sáng tạo trong lời văn, cảm xúc.

0,5

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, nêu khái quát về vấn đề học vẹt và học tủ trong xã hội ngày nay. Sơ lược nhận định, ý kiến của em về vấn đề này.

II. THÂN BÀI

1.Giải thích về học vẹt học tủ:

- Học tủ là gì? Chỉ học một hoặc một vài phần trong số những kiến thức, bài học cần thiết.

- Học vẹt là gì? Học thuộc vanh vách câu từ nhưng không hiểu ý nghĩa bài học.

- Học tủ, học vẹt là cách học sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập.

2. Nêu thực trạng học vẹt và học tủ trong nhà trường: cách học trở nên phổ biến, tràn lan, ít được quan tâm, kiểm soát,...(dẫn chứng một số ví dụ cụ thể).

3. Những nguyên nhân dẫn đến học vẹt, học tủ:

- Tinh thần tự giác học tập của học sinh chưa cao (lười học bài, chờ may rủi nên chỉ học một phần).

- Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc lí giải và vận dụng kiến thức.

- Nhiều trường hợp giáo viên nhồi nhét kiến thức, không tóm gọn trọng tâm bài học, cho ghi chép tràn lan khiến học sinh khó có thể vừa học thuộc vừa lí giải kĩ, tạo cảm giác mệt mỏi, chán học.

- Việc rèn luyện, thực hành, ứng dụng thực tế trong nhà trường chưa được chú trọng khiến học sinh không có cơ hội kiểm chứng kiến thức, tiếp thu kiến thức thụ động, khó làm chủ kiến thức.

4.Những tác hại của học tủ, học vẹt:

- Học sinh mất hứng thú với việc học, dễ chán nản.

- Không làm chủ được kiến thức, không ứng dụng được kiến thức vào thực tế khiến việc học mất đi ý nghĩa của nó.

- Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống.

- Hiệu quả làm việc trong tương lai không lí tưởng.

- Xã hội ngày càng kém phát triển.

5. Biện pháp khắc phục việc học vẹt học tủ:

- Tuyên truyền giúp học sinh cần nâng cao ý thức, điều chỉnh thái độ trong học tập và tiếp cận kiến thức.

- Học sinh xác định rõ mục tiêu học tập để có phương pháp học phù hợp.

- Cải cách, điều chỉnh phương thức giảng dạy kiến thức trong nhà trường.(tăng số lượng và hiệu quả các tiết thực hành, tóm gọn kiến thức trọng tâm tránh cho học sinh ghi chép thừa quá nhiều, làm sinh động bài giảng,...).

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại quan điểm, ý kiến về vấn đề học tủ, học vẹt. Bàn luận mở rộng vấn đề.

0,25

0,5

0,75

0,75

1,0

1,0

0,25