Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Việt Hưng năm 2018-2019

1772797d87af3e1931cfdc16c7ae6fd7
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 22:21:33 | Được cập nhật: 23 tháng 3 lúc 6:11:25 | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 321 | Lượt Download: 2 | File size: 0.020465 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN NGỮ VĂN 8

Năm học 2018 - 2019

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (5đ): Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

(Trích “Ngữ văn 8”- Tập 2)

a. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? (1đ)

b. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? (0,5đ)

c. Tác phẩm có đoạn văn trên thuộc thể loại nào? Hãy so sánh thể loại đó với thể loại chiếu (1,5đ)

d. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó? (2đ)

Câu 2(5đ): Tập làm văn:

Ca dao có câu: “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Em hiểu thế nào về lời dạy của ông cha ta qua bài ca dao trên.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Đề 1

Câu Nội dung Điểm
1

a. Văn bản “Hịch tướng sĩ”

Tác giả: Trần Quốc Tuấn

0,5

0,5

b. Hoàn cảnh sáng tác: Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ 2 năm 1285. 0,5

c. * Thể loại: Hịch

* So sánh với thể loại chiếu:

- Giống: cùng là một loại văn ban bố công khai, cùng là thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén; có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.

- Khác nhau về mục đích, chức năng: Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh còn hịch là để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, mục đích là khích lệ tinh thần, tình cảm.

0,5

0,5

0,5

d. - Biện pháp tu từ: Nói quá, liệt kê

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh lòng căm thù giặc sâu sắc và lòng yêu nước tha thiết của tác giả.

+ Tăng thêm chất trữ tình thể hiện rõ lòng nhiệt tình và tâm huyết của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh quốc gia.

+ Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

0,5

0,5

0,5

0,5

2

Yêu cầu:

* Thể loại: Nghị luận xã hội

* Nội dung: (4 điểm)

A. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ răn dạy chúng ta về những tình cảm tốt đẹp, trong sáng, đặc biệt là tình phụ tử, mẫu tử

- Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao: “Công cha...” đã nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, nuỗi dưỡng của cha mẹ và trách nhiệm bổn phận của con cái đối với cha mẹ.

B. Thân bài

* Giải thích câu ca dao

- Công cha, nghĩa mẹ: Công lao, ơn nghĩa to lớn của cha mẹ đối với con cái

- Núi Thái Sơn, nước trong nguồn: những sự vật, hiện tượng thiên nhiên không thể cân đo đong đếm được hết.

- So sánh công cha, nghĩa mẹ với hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn, ông cha ta muốn răn dạy con cháu: công lao nuôi dưỡng, sinh thành của cha mẹ, tình cảm ơn nghĩa của cha mẹ dành cho con là vô cùng to lớn, không thể cân đo đong đếm nổi.

* Tại sao lại nói như vậy?

Vì công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn và không thể phủ nhận được

+ Công sinh thành, nuôi dưỡng

+ Công giáo dục, dạy dỗ nên người

+ Sẵn sàng dang tay bảo vệ chúng ta khỏi bất kì những mối nguy hiểm nào, đỡ ta dậy khi ta vấp ngã, chấp nhận tha thứ cho mọi sai lầm mà ta mắc phải.

* Bổn phận làm con phải hiếu thảo với cha mẹ

+ Nghe lời, học hành chăm chỉ

+ Chăm sóc, phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ

- Lên án những người con bất hiếu, có hành động đối xử không tốt với cha mẹ, thậm chí có người còn đánh đuổi, chửi rủa cha mẹ khi họ già yếu, đưa vào viện dưỡng lão để không phải chăm sóc….

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Công lao của bậc sinh thành là vô cùng to lớn.

- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần sống thật tốt, thật có ích để báo đáp công ơn cha mẹ, làm tròn chữ hiếu.

* Hình thức: (1 điểm)

- Bố cục: Đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Trình bày các phần, các đoạn có sự liên kết với nhau.

- Diễn đạt: Dùng từ, viết từ, câu đúng chính tả, ngữ pháp.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,25

0,25