Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Thị Trấn năm 2018-2019

e7dde04fb08e514ea1bd86fe1ce600a2
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 22:15:40 | Được cập nhật: hôm kia lúc 16:37:31 | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 236 | Lượt Download: 1 | File size: 0.024581 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN SÓC SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN MÔN: NGỮ VĂN

Năm học: 2018-2019

Thời gian làm bài: 90 phút

(Đề thi gồm 01 trang giấy)

Câu 1:(2.0điểm)

a. Chép chính xác bản dịch thơ bài “Đi đường” trong SGK Ngữ văn 8 tập 2.

b. Bài thơ mang ý nghĩa giáo dục gì về con đường đời của mỗi người?

Câu 2: (2. 0điểm)

Xác định các kiểu câu theo mục đích nói trong đoạn văn sau:

(1)Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi và xốc nách tôi lên xe. (2)Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (3)Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (4)Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?

(Trích: Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng)

Câu 3:(6.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Qua đoạn trích: Tức nước vỡ bờ(Ngô Tất Tố), Lão Hạc(Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

..............Hết............

Chú ý: Câu 1- a. (1.0đ); b.(1.0 đ)

Câu 2- (2.0 đ)

Câu 3- (6.0 đ)

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung Điểm

Câu 1

(2.0 đ)

a. Chép chính xác bài thơ “ Đi đường ”:

- Chép đúng mỗi câu thơ được 0,25 điểm.

- Sai hai lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. Điểm trừ lỗi chính tả không quá 0,5 điểm.

1.0 đ

b. Triết lí của bài thơ:

- Bài thơ gợi ra chân lí đường đời:

+Vượt qua gian lao chồng chất sẽ đến đến được thắng lợi vẻ vang.

+ Cần phải kiên trì, nhẫn nại, biết vượt mọi khó khăn thử thách để đạt được thành công trong cuộc sống.

0.5đ

0.5đ

Câu 2

(2.0đ)

Xác định đúng các kiểu câu theo mục đích nói:

  • Câu trần thuật: câu 1, câu 3

  • Câu phủ định: câu 2

  • Câu nghi vấn: câu 4

1.0 đ

0.5 đ

0.5đ

Câu 3

(6.0 đ)

*Yêu cầu kĩ năng:

- Bài văn có bố cục ba phần đầy đủ, các luận điểm được triển khai rõ ràng, lập luận chặt chẽ.

- Viết đúng thể loại văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học).

- HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với tự sự, miêu tả và phát biểu cảm xúc, suy nghĩ để làm phong phú thêm cho bài làm.

- Bài văn biết sử dụng linh hoạt các phép liên kết câu, đoạn. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

2.0 đ

* Yêu cầu kiến thức:

1. Mở bài:

Học sinh dẫn dắt và nêu đ­ược vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trư­ớc cách mạng tháng Tám.

2.Thân bài:

a. Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của ng­ười nông dân Việt Nam trước cách mạng:(2,0đ)

* Chị Dậu

Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm bị đánh, bị bắt. Chị phải bán cả đứa con gái đầu lòng để có tiền cứu chồng (học sinh phân tích, lí giải và dẫn chứng)

*Lão Hạc:

Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo đ­ược món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. (học sinh phân tích, lí giải và dẫn chứng).

b. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình t­ượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của ng­ười nông dân Việt Nam tr­ước cách mạng:

* Chị Dậu: Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của ngư­ời phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trư­ớc cách mạng: Có phẩm chất của ngư­ời phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của ng­ười phụ nữ hiện đại. Cụ thể:

- Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc ng­ười chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. (học sinh lí giải và dẫn chứng).

- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng. (học sinh phân tích và nêu dẫn chứng).

* Lão Hạc:Tiêu biểu cho phẩm chất ngư­ời nông dân lương thiện, nhân hậu

- Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng)

- Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng).

3.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. Lão hạc và Chị Dậu là những người nông dân có những phẩm chất tốt đẹp. Dù nghèo khổ, khó khăn nhưng vẫn luôn giữ gìn phẩm chất cuả người Việt Nam.

4.0 đ

* THANG ĐIỂM

- Điểm 5-6: Bài làm đủ bố cục 3 phần, đạt khá tốt các yêu cầu trên, nắm chắc nội kiến thức. Bài viết có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, sai lỗi chính tả không đáng kể.

- Điểm 3- 4: Đảm bảo được các ý chính song cách diễn đạt đôi chỗ chưa chặt chẽ, thiếu linh hoạt. Bài viết còn mắc một vài lỗi diễn đạt.

- Điểm 2- 3: Bài làm cơ bản đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên ở mức trung bình. Các phần khác có thể còn sơ lược nhưng các ý phải rõ ràng và đầy đủ.

- Điểm 1- 2: Bài viết có nội dung sơ sài, hoặc chỉ làm được một ý trong phần thân bài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt, trình bày cẩu thả.

- Điểm 0.5- 1: Bài viết chỉ như kể tóm tắt hai văn bản hoặc chỉ viết được phần mở bài (kết bài), chưa phát triển được các ý trong phần thân bài.

- Điểm 0: Học sinh không viết được gì.