Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Thạch Khoán năm 2020-2021

df74f12508d8c38d4c96f6c59b3670e4
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 21:52:06 | Được cập nhật: 7 giờ trước (10:34:52) | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 71 | Lượt Download: 0 | File size: 0.037149 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN

TRƯỜNG THCS THẠCH KHOÁN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: NGỮ VĂN

(Thời gian làm bài 90 phút)

  1. Ma trận đề:

Phân môn Tên chủ đề Số câu số điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
Tiếng Việt Câu chia theo mục đích nói Số câu 1 1
Số điểm 0,2 0,2
Lựa chọn trật tự từ Số câu 1 1
Số điểm 0,4 0,4
Câu phủ định Số câu 1 1
Số điểm 0,2 0,2
Hành động nói Số câu 1 1
Số điểm 1 1 2
Văn bản Văn học cổ Số câu 3 3
Số điểm 0,8 0,8
Thơ Hồ Chí Minh Số câu 1 1
Số điểm 0,2 0,2
Thuế máu Số câu 1 1
Số điểm 1 1
Văn học nước ngoài Số câu 1 1
Số điểm 0,2 0,2
Tập làm văn Nghị luận Số câu 1 1
Số điểm 2 2 1 5
Tổng Số câu 4 1 4 1 1 8 3
Số điểm 3(30%) 4(40%) 2(20%) 1(10%) 10

HIỆU TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN

TRƯỜNG THCS THẠCH KHOÁN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: NGỮ VĂN

(Thời gian làm bài 90 phút)

MÃ ĐỀ: 01

A. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)

Lựa chọn và khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi lựa chọn đúng.

Câu 1: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

A. Chị khất tiền sư đến ngày mai phải không? (Ngô Tất Tố)

B. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)

C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)

D. Chú mình muốn tớ đùa vui không? (Tô Hoài)

Câu 2: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết với giọng điệu như thế nào?

A. Giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa, hóm hỉnh

B. Giọng điệu buồn thảm thê lương.

C. Giọng điệu nhẹ nhàng, bình thường.

D. Giọng điệu bi hùng, ai oán.

Câu 3: Ru-xô nói lợi ích của việc đi bộ trong văn bản “Đi bộ ngao du” là:

A. Tăng cường thể lực. B. Có dịp trau rồi tri thức.

C. Tính khí trở nên vui vẻ. D. Thoải mái thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên.

Câu 4: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” là câu phủ định.

A. Đúng B. Sai

Câu 5. “ Theo điều học mà làm”, trong “Bàn luận về phép học” tương đương với:

A. Ăn vóc, học hay. B. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

C. Học đi đôi với hành. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 6. Trong bài: “Hịch tướng sĩ”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để lên án tội ác và sự ngang ngược của quân giặc?

A. Nhân hóa, liệt kê, so sánh. B. Hoán dụ, liệt kê, nhân hóa.

C. Ẩn dụ, liệt kê, so sánh. D. Nói quá, nhân hóa, so sánh.

Câu 7. Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến?

A. Sen tàn cúc lại nở hoa. (Nguyễn Du)

B. Những buổi trưa hè nắng to. (Tô Hoài)

C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. (Bà Huyện Thanh Quan)

D. Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu)

Câu 8: Nối cột A với cột B cho thích hợp

A (Tên văn bản) B (Năm sáng tác) Nối
1. Chiếu dời đô a. 1285 1 -
2. Hịch tướng sĩ b. 1010 2 -
3. Nước Đại việt ta c. 1791 3 -
4. Bàn luận vè phép học d. 1428 4 -

B. Tự luận khách quan (8 điểm).

Câu 1(1 điểm).

Em hiểu như thế nào về nhan đề “Thuế máu” được trích trong “ Bản án chế độ thực dân Pháp ” của tác giả Nguyễn Ái Quốc?

Câu 2 (2điểm).

- Thế nào là hành động nói?

- Đặt câu để thực hiện:

           a. Một hành động hỏi.

           b. Một hành động thuộc nhóm hứa hẹn.

           c. Một hành động thuộc nhóm bộc lộ cảm xúc.

Câu 3(5 điểm).

“Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh”. Em hãy viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ vấn đề trên.

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN

TRƯỜNG THCS THẠCH KHOÁN

ĐÁP ÁN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: NGỮ VĂN

MÃ ĐỀ: 01

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Trắc nghiệm: (2 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A B A C C C,D

1 - b, 2 - a

3 - d, 4 - c

(Mỗi ý đúng 0,2đ)

2
Tự luận (8 điểm)

Câu 1

(1 điểm)

Em hiểu như thế nào về nhan đề “Thuế máu” được trích trong “ Bản án chế độ thực dân Pháp ” của tác giả Nguyễn Aí Quốc?

+ “Thuế máu" là nhan đề của chương I trích trong “ Bản án chế độ thực dân Pháp ”: Là thứ thuế tàn nhẫn, bóc lột xương máu, mạng sống của con người.

+ Gợi số phận thảm thương của người dân thuộc địa, thành vật hy sinh cho các cuộc chiến tranh phi nghĩa.

+ Tác giả tỏ thái độ căm phẫn, mỉa mai, lên án, tố cáo mạnh mẽ những thủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa

0,25

0,25

0,5

Câu 2

(2điểm)

- Thế nào là hành động nói?

- Đặt câu để thực hiện:

           a. Một hành động hỏi.

           b. Một hành động thuộc nhóm hứa hẹn.

           c. Một hành động thuộc nhóm bộc lộ cảm xúc.

- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

- Đặt đúng câu thực hiện:

a. Hành động hỏi.

b. Hành động hứa hẹn.

c. Hành động bộc lộ cảm xúc.

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 3

(5 điểm)

“Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh”. Em hãy viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ vấn đề trên.

Yêu cầu:

- Về hình thức: (0,5 điểm)

+ Viết đúng kiểu bài nghị luận (có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm),diễn đạt rõ ràng, Bố cục đầy đủ.

 - Về nội dung:(4,5 diểm)

* Mở bài: 

- GT khái quát chung về việc giao lưu học hỏi, mở rộng tầm nhìn. trong đó có lợi ích của việc tham quan, du lịch.

Thân bài:

- Giải thích: Tham quan, du lịch là những chuyến đi đến những địa điểm, những địa danh gắn liền với những di tích văn hóa, những danh lam thắng cảnh đẹp... để thưởng thức chiêm ngưỡng khám phá những vẻ đẹp đó.

Các lợi ích cụ thể:

- Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh

- Về tình cảm: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:

+ Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân mình;

+ Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.

- Về kiến thức: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:

+ Hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe.

+ Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.

Kết bài:

Khẳng định tác dụng của việc tham quan, du lịch.

0,5

0,5

1

0,5

1

1

0,5