Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Tây Mỗ năm 2019-2020

1c9ae0ef252268b5ab8a57daf9588d4f
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 22:03:13 | Được cập nhật: 12 giờ trước (10:35:31) | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 260 | Lượt Download: 5 | File size: 0.030105 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS TÂY MỖ

ĐỀ 1

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019-2020

Môn: ngữ văn 8

Thời gian: 90 phút

Phần I. (6.0đ)

1. Chép thuộc chính xác khổ thơ thứ hai của bài thơ có câu “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”.

2. Những câu thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

3. Trong khổ thơ em vừa chép, ở câu thơ thứ năm tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh. Em hãy chỉ rõ và nêu ngắn gọn tác dụng.

4. Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép.Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân, chú thích rõ)

Phần II. (4.0đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xung nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(“Nước Đại Việt ta” - trích “ Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi)

1. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại nào?

2. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong đoạn thơ trên là gì?

3. Xét theo mục đích nói, hai câu thơ “ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” thuộc kiểu câu gì? (0.5đ)

4. “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được xem như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta. Vậy trong chương trình Ngữ văn, em đã học văn bản nào được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất. Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả.

5. Dựa vào sự hiểu biết về tác phẩm kết hợp kiến thức xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.

TRƯỜNG THCS TÂY MỖ

ĐỀ 1

HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019-2020

Môn: ngữ văn 8

Thời gian: 90 phút

PHẦN I – 6.0 điểm
Câu 1

HS chép thuộc chính xác khổ thơ thứ hai:“Khi trời trong, gió nhé, sớm mai hồng………………….Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

(Lưu ý: HS chép sai 1 lỗi trừ 0.25đ; thiếu 1 dòng thơ, đảo lộn thứ tự dòng thơ trừ hết điểm)

1.0
Câu 2

- Những câu thơ em vừa chép nằm trong bài thơ “Quê hương”

- Tác giả Tế Hanh

0.5đ
Câu 3

- Nghệ thuật so sánh ở câu thơ thứ năm của khổ thơ là: “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”

- Tác dụng: Nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng “mảnh hồn làng”.

+Viết như vậy thật độc đáo: "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển.

+ Cánh buồm như chuyên chở tình thương nỗi nhớ, niềm hy vọngcủa con người quê hương

  • Người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật, khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, cao cả.

0.25

0.75

Câu 4

*Hình thức:

- Đảm bảo đặc điểm của đoạn văn quy nạp (Câu chủ đề cuối đoạn)

- Độ dài: 10 câu ( cộng, trừ 1 câu)

- Kiến thức tiếng Việt: Câu cảm thán

1.0

*Nội dung: Trình bày cảm nhận về khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Quê hương”

+ Khung cảnh thiên nhiên: NT liệt kê + tính từ “ trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” => thiên nhiên khoáng đạt, thơ mộng, bình yên => như báo hiệu chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió

- Hình ảnh chiếc thuyền:

+ NT nhân hóa + động từ mạnh: hăng, phăng, vượt… nói lên sức mạnh và khí thế của con thuyền. Cảnh tượng hùng tráng đầy sức sống.

  • Gợi khí thế lao động hăng say, khẩn trương của con người

+ Cách so sánh độc đáo:

  • Con tuấn mã: vẻ đẹp, sự khỏe khoắn của con thuyền

  • Ví cánh buồm giương to như mảnh hồn làng:So sánh cái cụ thể và cái trừu tượng -> Cánh buồm như chuyên chở tình thương nỗi nhớ, niềm hy vọng người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật. Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng cao cả.

+ Nhân hóa: “ rướn thân trắng bao la thâu góp gió”:

Động từ “rướn” trong hình ảnh "rướn thân trắng” gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người.

2.5
PHẦN II – 4 điểm
Câu 1 Thể loại: cáo 0.5
Câu 2

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:là “yên dân” và “trừ bạo”

- “ yên dân” là làm cho cuộc sống của dân được bình yên, được sống trong ấm no hạnh phúc.

- Muốn “ yên dân” thì phải trừ bạo - diệt trừ những thế lực tàn bạo – đặt trong hoàn cảnh đất nước khi đó, trừ bạo là diệt trù giặc Minh xâm lược.

=> Tư tưởng “lấy dân làm gốc” là một tư tưởng rất hiện đại, coi ‘dân” chính là trụ cột của một quốc gia.

0.5
Câu 3 Xét theo mục đích nói, hai câu thơ “ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” thuộc kiểu câu trần thuật 0.5
Câu 4 Trong chương trình Ngữ văn, văn bản nào được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất là “ Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam), tác giả Lý Thường Kiệt? 0.5
Câu 5

* Hình thức:

- Đảm bảo hình thức một đoạn văn

- Độ dài: 2/3 trang giấy thi

0.5

*Nội dung:

- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng yêu nước của thế hệ trẻ

- Thân đoạn:

+Giải thích: Lòng yêu nước là gì (là tình cảm thiêng liêng, cao quý; sự gắn bó, yêu mến; là hành động, là không ngừng nỗ lực để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình,…)

+ Biểu hiện:

Thời kì chiến tranh: đấu tranh để giải phóng dân tộc

Thời kỳ hòa bình: bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước

+ Ý nghĩa:

Với cộng đồng

Với cá nhân

+ Bàn luận mở rộng: biểu hiện trái ngược với lòng yêu nước trong thế hệ trẻ -> bày tỏ quan điểm

+ Bài học nhận thức và hành động.

1.5

TRƯỜNG THCS TÂY MỖ

ĐỀ 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: ngữ văn 8

Thời gian: 90 phút

Phần I. (6.0đ)

1. Chép thuộc chính xác khổ thơ thứ hai của bài thơ có chứa câu “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”.

2. Những câu thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

3. Trong khổ thơ em vừa chép, ở câu thơ thứ ba tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh. Em hãy chỉ rõ và nêu ngắn gọn tác dụng.

4. Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định (gạch chân, chú thích rõ)

Phần II. (4.0đ)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xung nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(“Nước Đại Việt ta” - trích “ Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi)

1. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại nào?

2. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong đoạn thơ trên là gì?

3. Xét theo mục đích nói, hai câu thơ “ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” thuộc kiểu câu gì?

4. “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được xem như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta. Vậy trong chương trình Ngữ văn, em đã học văn bản nào được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất. Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả.

5. Dựa vào sự hiểu biết về tác phẩm kết hợp kiến thức xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.

TRƯỜNG THCS TÂY MỖ

ĐỀ 2

HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: ngữ văn 8

Thời gian: 90 phút

PHẦN I – 6.0 điểm
Câu 1

HS chép thuộc chính xác khổ thơ thứ hai:“Khi trời trong, gió nhé, sớm mai hồng………………….Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

(Lưu ý: HS chép sai 1 lỗi trừ 0.25đ; thiếu 1 dòng thơ, đảo lộn thứ tự dòng thơ trừ hết điểm)

1.0
Câu 2

- Những câu thơ em vừa chép nằm trong bài thơ “Quê hương”

- Tác giả Tế Hanh

0.5đ
Câu 3

- Nghệ thuật so sánh ở câu thơ thứ ba của khổ thơ là: “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”

- Tác dụng:

+ Tuấn mã là ngựa quý, ngựa khỏe -> cho thấy vẻ đẹp, sự khoẻ khoắn của con thuyền

+ Gợi lên hình ảnh con thuyền với sức sống mạnh mẽ, khí thế hăng hái, hứng khởi đang băng mình chinh phục biển khơi bao la.

=> Đó cũng chính là sức sống, khí thế của dân trai tráng - những con người hăng say lao động, tự tin, kiêu hãnh giữa biển cả, đất trời

0.25

0.75

Câu 4

*Hình thức:

- Đảm bảo đặc điểm của đoạn văn diễn dịch (Câu chủ đề đầu đoạn)

- Độ dài: 10 câu ( cộng, trừ 1 câu)

- Kiến thức tiếng Việt: Câu phủ định

1.0

*Nội dung: Trình bày cảm nhận về khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Quê hương”

+ Khung cảnh thiên nhiên: NT liệt kê + tính từ “ trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” => thiên nhiên khoáng đạt, thơ mộng, bình yên => như báo hiệu chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió

- Hình ảnh chiếc thuyền:

+ NT nhân hóa + động từ mạnh: hăng, phăng, vượt… nói lên sức mạnh và khí thế của con thuyền. Cảnh tượng hùng tráng đầy sức sống.

  • Gợi khí thế lao động hăng say, khẩn trương của con người

+ Cách so sánh độc đáo:

  • Con tuấn mã: vẻ đẹp, sự khỏe khoắn của con thuyền

  • Ví cánh buồm giương to như mảnh hồn làng:So sánh cái cụ thể và cái trừu tượng -> Cánh buồm như chuyên chở tình thương nỗi nhớ, niềm hy vọng người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật. Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng cao cả.

+ Nhân hóa: “ rướn thân trắng bao la thâu góp gió”:

Động từ “rướn” trong hình ảnh "rướn thân trắng” gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người.

2.5
PHẦN II – 4 điểm
Câu 1 Thể loại: cáo 0.5
Câu 2

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:là “yên dân” và “trừ bạo”

- “ yên dân” là làm cho cuộc sống của dân được bình yên, được sống trong ấm no hạnh phúc.

- Muốn “ yên dân” thì phải trừ bạo - diệt trừ những thế lực tàn bạo – đặt trong hoàn cảnh đất nước khi đó, trừ bạo là diệt trù giặc Minh xâm lược.

=> Tư tưởng “lấy dân làm gốc” là một tư tưởng rất hiện đại, coi ‘dân” chính là trụ cột của một quốc gia.

0.5
Câu 3 Xét theo mục đích nói, hai câu thơ “ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” thuộc kiểu câu trần thuật 0.5
Câu 4 Trong chương trình Ngữ văn, văn bản nào được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất là “ Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam), tác giả Lý Thường Kiệt? 0.5
Câu 5

* Hình thức:

- Đảm bảo hình thức một đoạn văn

- Độ dài: 2/3 trang giấy thi

0.5

*Nội dung:

- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng yêu nước của thế hệ trẻ

- Thân đoạn:

+Giải thích: Lòng yêu nước là gì (là tình cảm thiêng liêng, cao quý; sự gắn bó, yêu mến; là hành động, là không ngừng nỗ lực để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.- Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình,…)

+ Biểu hiện:

Thời kì chiến tranh: đấu tranh để giải phóng dân tộc

Thời kỳ hòa bình: bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước

+ Ý nghĩa:

Với cộng đồng

Với cá nhân

+ Bàn luận mở rộng: biểu hiện trái ngược với lòng yêu nước trong thế hệ trẻ -> bày tỏ quan điểm

+ Bài học nhận thức và hành động.

1.5