Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Quảng Lưu năm 2019-2020

241895104bfae1d17e3428e3ae02de4f
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 21:23:09 | Được cập nhật: 10 giờ trước (10:33:47) | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 59 | Lượt Download: 0 | File size: 0.027537 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS QUẢNG LƯU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ tên:…………………………………………………………………... Lớp :………….

Mã đề: 01

Phần I. Đọc hiểu (4đ)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác? (1đ)

Câu 2. Tìm câu nêu luận điểm? Nhận xét cách lập luận của tác giả? (1,5đ)

Câu 3. Nêu nội dung chính của đọan văn? (0,5đ)

Câu 4. Hãy so sánh thể loại của văn bản với thể Hịch? (1đ)

Phần II. Tạo lập văn bản

Câu 1 (2đ): Lời nói trong giao tiếp ứng xử được xem là một tiêu chuẩn đánh giá trình độ tri thức, văn hóa của mỗi con người.

Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp một đoạn văn diễn dịch khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về việc lựa chọn sử dụng ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày, trong đó có sử dụng một câu phủ định. (Gạch chân dưới câu phủ định đó.)

Câu 2 (4đ): Hãy chứng minh văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn thể hiện rất rõ lòng yêu nước của tác giả.

TRƯỜNG THCS …

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ tên:…………………………………………………………………... Lớp :………….

Mã đề: 02

Phần I. Đọc hiểu (4đ)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan sự nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.”

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác? (1đ)

Câu 2. Tìm câu nêu luận điểm? Nhận xét cách lập luận của tác giả? (1,5đ)

Câu 3. Nêu nội dung chính của đọan văn? (0,5đ)

Câu 4. Hãy so sánh thể loại của văn bản với thể Tấu? (1đ)

Phần II. Tạo lập văn bản

Câu 1 (2đ): Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ.

Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp một đoạn văn diễn dịch khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về việc sử dụng thời gian trong cuộc sống, trong đó có sử dụng một câu phủ định. (Gạch chân dưới câu phủ định đó.)

Câu 2 (4đ): Hãy chứng minh văn bản “Nước Đại Việt ta” (Trích “Bình ngô đại cáo”) của Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ lòng yêu nước của tác giả.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ II (2019-2020)

MÔN VĂN – LỚP 8

Đề 1

Nội dung cần đạt Điểm
I. Phần I. Đọc – hiểu 4.0
Câu
1

- Văn bản: Chiếu dời đô

- Hoàn cảnh: Năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội)

0,5

0,5

2

- Câu văn nêu luận điểm: Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

- Cách lập luận: chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, kết hợp giữa lí và tình hài hòa

0,5

1,0

3 - Nội dung chính của đoạn văn: Lí do chọn thành Đại La làm kinh đô 0,5
4

So sánh thể loại của văn bản với thể Hịch

* Giống: - Đều là văn chính luận, thường dùng lối văn biền ngẫu

- Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén

* Khác: - Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh

- Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh

0,25

0,25

0,25

0,25

II. Phần II: Tạo lập văn bản 6.0
Câu 1. 2.0
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch (8-10 câu)
- Sử dụng đúng câu chủ đề, lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
- Trình bày sạch sẽ, sáng sủa, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
0,5
2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Câu chủ đề
0,25
- Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người 0,25
- Lời nói giúp con người hiểu nhau, đem lại sự giúp đỡ, giúp con người làm việc, học tập sáng tạo đạt hiệu quả 0,25
- Phải học tập để am hiểu về cách sử dụng ngôn ngữ 0,25
- Thường xuyên trau dồi để có vốn từ phong phú hơn 0,25
- Sử dụng và chỉ rõ câu phủ định. 0,25
Câu 2. 4.0

I. Yêu cầu về kỹ năng, hình thức:

- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.

- Vấn đề cần chứng minh: Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn.

- Phạm vi dẫn chứng: Văn bản: Hịch tướng sĩ

0,5

II. Yêu cầu cơ bản về kiến thức:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề: Hịch tướng sĩ đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của vị chủ tướng

0,25
2. Thân bài 3.0

a. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở lòng căm thù giặc

- Vạch trần bản chất của bọn xâm lược: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó bắt nạt tể phụ

- Giặc tìm mọi cách để đòi, thu, vét tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy

1.0

b. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở nỗi lòng lo lắng trước vận mệnh đất nước, đau xót trước nỗi đau của nhân dân

- Ta thường tới bữa quên ăn…đầm đìa -> lo lắng khi vận mệnh đất nước đang trong thế ngàn cân treo sợi tóc

- Căm phẫn, quyết không dung tha: chỉ căm tức chưa ….quân thù -> Lòng căm thù giặc, quyết không đội trời chung

- Lời nguyền: dẫu cho trăm thân…cũng vui lòng -> Ý chí quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh

1.0

c. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện trong thái độ chăm sóc, quan tâm đối với các tướng sĩ dưới quyền

- Ông quan tâm đến họ về nhiều mặt, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi: “các ngươi ở cùng ta….lương ít thì ta cấp bổng…

- Phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, vô trách nhiệm, ăn chơi hưởng lạc

1.0

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề...

- Liên hệ...

0,25

* Lưu ý: Hướng dẫn chấm: Đáp án mang tính định hướng các ý cơ bản. Giám khảo cần linh hoạt để chấm điểm cho học sinh.

Đề 2

Nội dung cần đạt Điểm
I. Phần I. Đọc – hiểu 4.0
Câu
1

- Văn bản: Chiếu dời đô

- Hoàn cảnh: Năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội)

0,5

0,5

2

- Câu văn nêu luận điểm: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

- Cách lập luận: chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, kết hợp giữa lí và tình hài hòa

0,5

1,0

3 - Nội dung chính của đoạn văn: Lí do phải dời đô 0,5
4

So sánh thể loại của văn bản với thể Tấu

* Giống: - Đều là văn chính luận, thường dùng lối văn biền ngẫu

- Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén

* Khác: - Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh

- Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa

0,25

0,25

0,25

0,25

II. Phần II: Tạo lập văn bản 6.0
Câu 1. 2.0

1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch (8-10 câu)
- Sử dụng đúng câu chủ đề, lập luận chặt chẽ, rõ ràng.
- Trình bày sạch sẽ, sáng sủa, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

- Thể hiện được tư duy sáng tạo của người viết.

0,5
2. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
- Câu chủ đề
0,25
- Thời gian là thứ tiền bạc không thể mua được, một đi không trở lại 0,25
- Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị cả về vật chất, tinh thần; giúp con người thay đổi suy nghĩ, tình cảm 0,25
- Phê phán nhóm người còn sử dụng thời gian vào những việc vô bổ 0,25
- Liên hệ bản thân về việc sử dụng hợp lí thời gian cho việc học. Phải biết quý trọng và sử dụng thời gian hợp lí, hiệu quả 0,25
- Sử dụng và chỉ rõ câu phủ định 0,25
Câu 2. 4.0

I. Yêu cầu về kỹ năng, hình thức:

- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.

- Vấn đề cần chứng minh: Lòng yêu nước của Nguyễn Trãi.

- Phạm vi dẫn chứng: Văn bản: Nước Đại Việt ta

0,5

II. Yêu cầu cơ bản về kiến thức:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề: Nước Đại Việt ta đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả

0,25
2. Thân bài: 3.0

a. Tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước, thương dân.

- Cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo. Đây là tư tưởng lấy dân làm gốc

-> Tư tưởng mới mẻ, tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và truyền thống đạo lí dân tộc

1.0

b. Quan niệm về quốc gia dân tộc

- Nền văn hiến

- Phạm vi lãnh thổ

- Phong tục tập quán

- Lịch sử triều đại

- Anh hùng hào kiệt

-> Quan niệm về quốc gia, dân tộc được mở rộng, tiến bộ và sâu sắc

1.0

c. Lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc

- Liệt kê một loạt những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, những thất bại thảm hại của kẻ xâm lược

-> Khẳng định sức mạnh dân tộc và là lời cảnh cáo, đe dọa đầy sức nặng đến những kẻ tham lam có ý định xâm chiếm nước ta

1.0

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề...

- Liên hệ...

0,25

* Lưu ý: Hướng dẫn chấm: Đáp án mang tính định hướng các ý cơ bản. Giám khảo cần linh hoạt để chấm điểm cho học sinh.

TTVG, ngày 15/6/2020

Người thực hiện

TTCM duyệt

Phạm Thị Lệ Hằng

Nguyễn Thị Thúy Hằng