Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Quảng Long năm 2019-2020

c03a55d07ab2a6d546e080fb1e34a2f1
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 21:24:26 | Được cập nhật: 17 giờ trước (10:34:04) | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 32 | Lượt Download: 0 | File size: 0.019898 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS QUẢNG LONG

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN : NGỮ VĂN 8

Phần I ( 6 điểm)

Cho câu thơ sau: “ Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng...”

Câu 1 ( 1đ) Chép chính xác theo trí nhớ 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết khổ thơ em vừa chép trích từ tác phẩm nào, của ai ?

Câu 2 (0,5đ) Nêu nội dung của khổ thơ em vừa chép?

Câu 3( 1 đ) Xét về mục đích nói 2 câu thơ đầu trong khổ thơ em vừa chép thuộc kiểu câu gi? Thực hiện hành động nói nào?

Câu 4 (4đ) Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lâp luận tổng- phân- hợp trình bày cảm nhân của em về khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một câu phủ định ( Gạch chân và chú thích rõ ).

Phần II. ( 4điểm) Đoc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“ ...Phép dạy nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tụ tiến lên học đến từ ngữ, chư sử. Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mối lập đươc công, nhờ thế mà vững yên. Đó là thực sự là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người, xin chớ bỏ qua.

Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.”

( Trích “ Bàn luận về phép hoc “ ( Luận học Pháp) – La- sơn Phu tử Nguyễn Thiếp)

Câu 1. ( 1 điểm) Văn bản có chưa đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Nêu đặc điểm của thể loại đó.

Câu 2( 1 đ) Đoạn văn trên tác giả đã nêu ra những phép học nào ? Lợi ích của phép hoc đó là gì?

Câu 3( 2đ) Trong những phương pháp học tập mà Chu Tử đưa ra, em tâm đắc nhất với phương pháp nào? Hãy viết đoạn văn ( khoảng 2/3 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về điều đó.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.

Câu Yêu cầu Điểm

Phần I ( 6 điểm)

Câu 1

1 điểm

-Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo.

-Trích từ bài thơ “ Quê hương”

-Tác giả Tế Hanh.

0,5

0,25

0,25

Câu 2

0,5điểm

-Nội dung: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc bình minh. 0,5

Câu 3

1điểm

-Hai câu thơ đầu thuộc kiểu câu trần thuật.

-Hành động : trình bày ( miêu tả)

Câu 4

4 điểm

-HS có nhiều cách diễn đạt để hoàn thành đoan văn nhưng cần biết triển khai những lí lẽ và dẫn chứng hợp lí:

-Về nôi dung:

+ Cảm nhận về nội dung của đoạn thơ (1điểm)

Đó là cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp: không gian buổi sáng với thời tiết đẹp, trong lành, gió không dữ dội mà nhẹ nhàng đủ để sống lướt dài trên mặt biển, giới thiệu như vậy cũng là sự hứa hẹn những điểu an yên, tốt đpẹ cho một chuyến đi xa.

Đó là vẻ đep của những người con miền biển, gắn bó với biển khơi, thuộc những đổi thay của biển. Họ là những “ trai tráng” sung sức, khỏe mạnh làm công việc ra khơi thường ngày nên công việc đối với họ là “ bơi thuyền”, không hề thấy chật vật, nặng nề mà nhẹ nhàng phóng lướt.

Đó à vẻ đẹp của những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên măt những con sóng của biển thân yêu. Thêm nữa hình ảnh mái chèo của chiếc thuyền mạnh mẽ qua động từ “ phăng” vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn dẫu có sóng gió thì con thuyền ấy vẫn vượt qua một cách dễ dàng với ý chí của người điều khiển nó. Một bức tranh vẽ cảnh ra khơi sinh động và hấp dẫn làm sao. Trên cái nền màu hồng nhat của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển cả hiện lên hình ảnh những con thuyền đội sóng lướt nhe nhưng mạnh mẽ biết bao.

Đó là cánh buồm trắng giương to lên như mảnh hồn làng. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm mang linh hồn cả mọt làng chài ấy, đó là sự tượng trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày. Nhưng cánh buồm ấy mượn sức mạnh của gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoach những con cá bạc trắng.

+Nhận xét về nghê thuật (1đ)

Biện pháp so sánh “ chiếc thuyền như con tuấn mã” cùng với những động từ mạnh ( phăng, vượt) gợi lên hình ảnh con thuyền đang băng mình ra khơi thật dũng mãnh, làm chủ biển bao la. Nhưng ấn tượng nhất là chữ “ hăng”. Hình ảnh con “ tuấn mã” cho thấy vẻ đẹp sư khỏe khoắn của con thuyền. Đó cũng chính là sức sống mạnh mẽ, dạt dào , khí thế hăng hái, hứng khởi của dân trai tráng.

Hình ảnh so sánh cánh buồm vừa có hình vừa có hồn, trở thành biểu tượng của dân chài về những chuyến ra khơi bình yên.Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa: cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên đẹp đẽ ấm áp, vừa thiêng liêng vừa gần gũi thơ mộng.

GV cần lưu ý:

-Diễn đạt được ý song song chưa sâu (1,5 điểm)

-Không bám và nghệ thuật còn mắc vài lỗi diễn đạt (1điểm)

-Ý quá sơ sài còn mắc nhiều lỗi diễn đạt (0,75điểm).

-Chưa thể hiện được phần lớn ý, sai về nội dung diễn đạt, diễn đạt kém.

* Về hình thức:

-Đạt yêu cầu về số câu à đoạn văn theo kiểu tổng phân hơp.

-Có sử dụng một câu cảm thán và câu phủ định ( nếu không có chú thích rõ ràng không cho điểm).

Phần II (4điểm)

Câu 1

1 điểm

-Thể loại : thể tấu.

-Nêu đúng đặc điểm về hình thức và chức năng của thể loai tấu.

Câu 2

1điểm.

-Những phương pháp mà Chu Tử đưa ra là “

+ Học rộng rồi tóm lươc cho gọn.

+Theo điều học mà làm.

Câu 3

2điểm.

-Hình thức : đoạn văn 2/3 trang giấy thi.

-Nội dung: suy nghĩ về một phương pháp của Chu Tử mà em cho là tâm đắc nhất.

-Giải thích: Đặt câu hỏi là gì?

-Đưa ra các biểu hiện: Đặt câu hỏi : Như thế nào? Tại sao? Vì sao?

-Bàn bạc, mở rộng vấn đề.

-Bài học nhận thức và hành động của bản thân.