Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Nguyễn Tất Thành năm 2019-2020

d16fdc7b6a4e5a3fce5d655b3361a1fc
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 21:11:08 | Được cập nhật: 5 giờ trước (10:35:39) | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 58 | Lượt Download: 0 | File size: 0.024995 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu


UBND HUYỆN QUỲNH NHAI

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2019- 2020

(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

[...] Ngày hôn sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe",

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".

(Quê hương – Tế Hanh)

Câu 1: (1điểm) Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

Câu 2: (1 điểm) Xác định kiểu câu và mục đích nói của câu thơ: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

Câu 3: (1 điểm) Trong câu thơ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Qua đoạn thơ trong phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương?

Câu 2: (5 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ "Ngắm trăng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC 2019 – 2020

Chủ đề Câu Nội dung Điểm
PHẦN I. ĐỌC – HIẺU 1

- Thể thơ: tám chữ.

- Miêu tả cuộc sống lao động vất vả và niềm hạnh phúc bình dị của người dân làng biển khi đoàn thuyền đánh cá trở về, con thuyền nằm nghỉ sau chuyến đi dài.

0,5

0,5

2

- Kiểu câu của câu thơ: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" là câu cảm thán.

- Thực hiện mục đích nói: bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

0,5

0,5

3

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: nhân hóa (HS học khá hơn có thể xác định thêm nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác).

- Tác dụng: Bằng biện pháp nhân hóa: Tác giả miêu tả trạng thái nghỉ ngơi của con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi và cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và, cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc.

=> Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động ở quê hương của tác giả Tế Hanh.

0,5

0,5

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN 1

* Về hình thức: đoạn văn nghị luận không quá 100 chữ. Trong đó, có phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

* Về nội dung

- Mở đoạn: dẫn dắt vào vấn đề.

- Thân đoạn:

+ Sự gắn bó, vị trí, vai trò của quê hương đối với mỗi con người.

+ Biểu hiện về tình yêu quê hương nói chung và của bản thân nói riêng.

- Kết đoạn: Nhấn mạnh tình yêu quê hương luôn thường trực, hiện hữu trong lòng mỗi người.

0,5

0,5

0,5

0,5

2

* Về hình thức: Viết được bài văn nghị luận văn học rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

* Về nội dung: Cần đạt được những ý cơ bản sau:

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Từ xưa đến nay trăng vốn là nguồn đề tài vô tận, là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, đối với Hồ Chí Minh, trăng như một người bạn tâm tình, tri kỉ, luôn đồng hành cùng người trên suốt chặng đường cứu nước gian khổ.

- Khái quát giá trị: Bài thơ "Ngắm trăng", đã thể hiện tình cảm đặc biệt giữa thi nhân với trăng, thông qua đó bộc lộ phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.

b. Thân bài:

1. Luận điểm 1: Nguồn gốc xuất xứ.

- Trích trong tập "Nhật kí trong tù" được sáng tác vào năm 1942, khi Bác đang bị giam giứ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc.

- Tập "Nhật kí trong tù" nói chung và bài thơ "Ngắm trăng" nói riêng đã thể hiện tâm hồn thi nhân cao đẹp, ý chí kiên cường của một chiến sĩ cách mạng, cùng nghệ thuật thi ca đặc sắc.

2. Luận điểm 2: Cảm nhận về nội dung:

* Bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu trăng và tâm hồn thi nhân lãng mạn, cao đẹp của Hồ Chí Mình.

- Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt: "Ngục trung vô tửu diệc vô hoa" (Trong tù không rượu cũng không hoa"

+ Người xưa uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, đối thơ, còn Bác ngắm trăng trong ngục tù, nơi ấy không có "tửu", không có "hoa", mà chỉ có xiềng xích và bóng tối.

- Tình yêu thiên nhiên, cái cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên:

+ Qua song sắt nhà tù, Bác vẫn cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, của ánh trăng. Xiềng xích nhà tù chỉ có thể trói được thân thể Bác chứ không thể ngăn được tâm hồn thi nhân bay đến với thiên nhiên rộng lớn.

+ Hai câu thơ 3,4 đối nhau: Mỗi câu chia làm 3, 1 bên là "nhân" (chỉ thi nhân), 1 bên là nguyệt (trăng), và ở giữa là song sắt nhà tù. Cấu trúc này đã vẽ ra hoàn cảnh thực tại (song sắt nhà tù chia rẽ người và trăng), nhưng chính từ đó, người đọc lại thấy nổi bật lên đó là ự giao thoa, sự học quyện giữa thi nhân với ánh trăng, với thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh. Qua đó thể hiện tìh bạn tri âm, tri kỉ đầy xúc động giữa nhà thơ với trăng.

* Bài thơ "Ngắm trăng" còn thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường của ngời chiến sĩ cách mạng.

- Trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác Hồ vẫn thể hiện được ý chí, nghị lực phi thường,phong thái ung dung, tự tại, không vướng bận vật chất, Bác vẫn ngắm trăng, vẫn hòa mình vào thiên nhiên dù tay chân đang bị kìm kẹp bởi xiềng, bởi xích.

- Hình ảnh Bác hướng về ánh trăng qua song sắt nhà tù đã cho thấy dù trong bát cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn luôn đau đáu hướng về bầu trời tự do, về tương lai tươi sáng của đất nước. Ánh trăng ấy hay chính là ánh sáng hi vọng mãnh liệt của một người chiến sĩ cách mạng một lòng muốn giải phóng dân tộc.

3. Luận điểm 3: Cảm nhận về nghệ thuật:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gịn, xúc tích, bộc lộ trực tiếp tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Nghệ thuật đối được sử dụng tinh tế, thể hiện giá trị tư tưởng của bài thơ.

c. Kết bài:

- Cảm nhận chung: bài thơ "Ngắm trăng" đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thi nhân cao đẹp cùng phong thái ung dung , tự tại và ý chí kiên cường, không chịu khuất phục trước số phận của Hồ Chí Minh.

- Liên hệ: Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét vô cùng chính xác : "Thơ Bác đầy trăng".

- Rút ra bài học cho bản thân: Cần học tập Bác phong thái ung dung, tinh thần lạc quan vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

0,25

0,25

0,5

0,5

0,25

0,5

0,5

0,25

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5