Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Nguyễn Hàm Ninh năm 2019-2020

22052a986f5043b48d00b790dd5fcfe3
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 21:10:48 | Được cập nhật: 13 giờ trước (10:35:56) | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 50 | Lượt Download: 0 | File size: 0.025583 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HÀM NINH

Môn: Ngữ Văn 8

ĐỀ CẤP TRƯỜNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2019 – 2020

MÔN: Ngữ văn 8

Thời gian làm bài: 90 phút,

không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

(Trích Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn Ngữ văn 8, Tập hai, NXB GD Việt Nam 2016, trang 57)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2. (0,5 điểm) Câu văn sau thuộc kiểu câu gì?

“Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Câu 3. (1,0 điểm) Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháo tu từ ấy.

“Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!”

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu luận điểm chính của đoạn văn?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn văn phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 100 đến 120 chữ) trình bày những việc làm của em để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2: Một thực tế hiện nay là nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng ô nhiễm và vơi cạn. Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về hiện tượng này. (5,0 điểm)

----------- Hết ----------

Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Điểm
Câu 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 0,5 đ
Câu 2 Kiểu câu: Trần thuật 0,5 đ
Câu 3

Biện pháp tu từ so sánh: Như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

Tác dụng: Bản chất xấu xa, lòng tham vô đáy của kẻ thù.

1,0 đ
Câu 4 Trần Quốc Tuấn nhận định tình hình đất nước đang rất nguy nan khi chứng kiến tội ác, sự ngang ngược của bọn giặc qua đó tác giả bộc lộ nỗi lòng căm thù giặc sục sôi của mình. 1,0 đ
II. LÀM VĂN (7 đ)
Câu 1

* Yêu cầu về kĩ năng:

- HS xác định và viết đúng nghị luận.

- Trình bày đúng hình thức của một đoạn văn (khoảng 100 đến 120 chữ). Văn viết mạch lạc, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.

* Yêu cầu về kiến thức:

Trình bày được các ý sau:

- Nêu vấn đề.

- Trách nhiệm (việc làm)

+ Cố gắng hoàn thiện đạo dức, nhân cách.

+ Ra sức học tập.

+ Rèn luyện thể chất

- ......

- Khẳng định lại vấn đề.

2,0đ
Câu 2

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Vận dụng kĩ năng viết bài văn nghị luận kết hợp với các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm.

- Bài viết hoàn chỉnh, có đủ bố cục 3 phần, lập luận chặt chẽ, văn phong trôi chảy và mạch lạc.

- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; ….

* Yêu cầu về kiến thức:

- Học sinh có nhiều nhiều ý kiến khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

1. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài:

- Thực trạng nguồn nước sạch ở địa phương:

+ Mạch nước ngầm cũng như lưu lượng của các con sông đang giảm dần.

+ Nước sạch bị ô nhiễm, vấy bẩn, rác thải sinh hoạt làm đổi màu các dòng sông; chất hóa học , ….

- Nguyên nhân nguồn nước bị ô nhiễm và ngày càng cạn kiệt:

+ Do chất thái công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

+ Sông hồ bị ô nhiễm, hạn hán kéo dài.

+ Tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình,….

- Hậu quả:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Ảnh hưởng đến sản xuất.

- Giải pháp:

+ Tiết kiệm nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường.

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường...

3 Kết bài: Khái quát lại vấn đề.

- Đánh giá chung về hiện tượng: Cạn nguồn nước sạch là thảm họa của cuộc sống.

- Trách nhiệm của bản thân và mọi người đối với vẫn đề này.

0,5đ

4,0đ

0,5đ