Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Lương Yên năm 2019-2020

deea2231a540c38757b07ea03c4d222c
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 21:09:48 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 10:31:15 | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 56 | Lượt Download: 1 | File size: 0.021781 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS LƯƠNG YÊN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN:NGỮ VĂN 8

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần I (4 điểm):

Trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ Bác. “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) là một bài thơ hay thể hiện thi hứng ấy.

Câu 1: Hãy chép chính xác bài thơ đó theo bản dịch thơ.

Câu 2: Cho biết hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của bài thơ?

Câu 3: Gọi tên và chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong câu thơ cuối bản dịch thơ và cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 4: Bài thơ “Ngắm trăng” cho chúng ta thấy ý chí, nghị lực phi thường của Bác. Điều đó đã giúp Người vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, gian khổ của chốn ngục tù, giữ vững tinh thần vui sống. Bằng hiểu biết của em về thực tế cuộc sống, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi suy nghĩ về giá trị của ý chí, nghị lực đối với mỗi người trong cuộc sống.

Phần II (6 điểm):

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”

(Trích Ngữ văn 8 tập hai –NXB Giáo dục)

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn văn trên là gì? Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu ấy, nêu tên tác giả của văn bản.

Câu 3: Tác giả viết văn bản có đoạn trích trên nhằm mục đích gì?

Câu 4: Hãy trình bày nội dung của đoạn văn trên bằng một câu trần thuật.

Câu 5: Bằng hiểu biết của em về văn bản có đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về vị chủ tướng (nhân vật “ta”) trong văn bản ấy. Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc, một câu cảm thán (gạch chân và chú thích rõ).

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HK2 MÔN NGỮ VĂN 8

Năm học: 2019-2020

Phần I Nội dung Điểm
Câu 1

Chép chính xác bản dịch thơ

Lưu ý: Sai một lỗi trừ 0,25

0,5
Câu 2

- HCRĐ: Bài thơ ra đời trong khoảng thời gian từ 8/1942 đến 9/1943 khi tác giả bí mật từ Pác Bó ( Cao Bằng ) sang Trung Quốc và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam

- Xuất xứ: Trích trong tập thơ “Nhật kí trong tù”

0, 5

0,25

Câu 3

- Biện pháp NT: Nhân hóa: ( trăng ) nhòm, ngắm

- Tác dụng : Hình ảnh trăng trở nên sống động, có tâm hồn, có tình cảm, biết suy nghĩ, hiểu được tâm trạng của Bác nên đáp lại tình cảm ấy của Người. Trăng giống như một người bạn của Bác, sẻ chia cùng Bác. -> Tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.

0,25

0,5

Câu 4

HT: Đoạn văn nghị luận 2/3 trang

ND: Lập luận chặt chẽ làm sáng tỏ vấn đề: giá trị của ý chí, nghị lực trong cuộc sống:

+ Nêu vấn đề nghị luận

+ Giải thích thế nào là ý chí, nghị lực?

+ Nêu biểu hiện của ý chí, nghị lực trong cuộc sống

+ Ý nghĩa của ý chí, nghị lực

+ Bàn luận mở rộng vấn đề: Phê phán những người thiếu ý chí, thiếu nghị lực, gặp khó khăn là chùn bước, hay nản chí,,,

+ Liên hệ bản thân

+ Kết thúc vấn đề

Lưu ý: HS có thể lập luận theo những cách khác nhau GV tôn trọng ý kiến của HS để chấm điểm

0,5

1,5

Phần II
Câu 1

Tác phẩm : “Hịch tướng sĩ”

Tác giả: Trần Quốc Tuấn

0,25

0,25

Câu 2

- Nghị luận

- HS kể đúng một văn bản có PTBĐ như trên

VD văn bản: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)

0.5

0.5

Câu 3 Mục đích: Khích lệ tướng sĩ học tập cuốn Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn, đồng thời khích lệ lòng tự hào dân tộc của họ. 0,5
Câu 4

HS trình bày nội dung của đoạn văn trên bằng một câu trần thuật: (Câu có đủ CN, VN)

Ví dụ: Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng căm thù giặc cao độ và sự xót đau vô hạn trước cảnh đất nước bị giặc ngoại xâm giày xéo.

0.5
Câu 5

HT: Đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu

TV: một câu câu nghi vấn, câu cảm thán

ND: HS cảm nhận về vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn trong văn bản: Là vị dũng tướng có lòng yêu nước thiết tha (Nêu lí lẽ và dẫn chứng)

+Yêu nước nên ông căm thù giặc cao độ

+ Yêu nước nên ông đau xót, lo lắng trước thực tại đất nước lâm nguy, nhân dân khốn cùng khổ hạnh

+ Yêu nước nên nguyện thề hi sinh vì đất nước, thể hiện quyết tâm sắt đá và khí phách anh hùng

+ Yêu nước nên ông kêu gọi binh sĩ ….

0,5

0,5

2,5