Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Đông Yên năm 2019-2020

34527ba738e226e2b2dda90062df0b27
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 20:40:13 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 19:21:51 | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 57 | Lượt Download: 0 | File size: 0.02029 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT QUỐC OAI KIỂM TRA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS ĐÔNG YÊN Năm học 2019 – 2020

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Phần I: (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?

2. Đoạn thơ trên có mấy câu nghi vấn? Nhận xét về cách dùng các câu nghi vấn đó trong đoạn thơ.

3. Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) giới thiệu về giá trị của tác phẩm chứa đoạn thơ trên.

Phần II: (6,0 điểm)

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Em hiểu lời căn dặn của Bác như thế nào?

BỘ ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 MÔN VĂN CẤP HUYỆN FILE WORD Zalo 0946095198

180 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 6=90k;

170 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 7=80k;

225 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 8=110k;

280 ĐỀ ĐÁP ÁN KỲ 2 VĂN 9=140k.

--------------------------------Hết--------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I: (4,0 điểm)

1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ Nhớ rừng (0,25đ),

tác giả: Thế Lữ (0,25đ).

2. Đoạn thơ trên có 5 câu nghi vấn.

- HS chỉ ra được đúng 5 câu nghi vấn: (1đ)

(1) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

(2) Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

(3) Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

(4) Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

(5) Thời oanh liệt nay còn đâu?

- Nhận xét: Các câu nghi vấn trên được dùng một cách đặc biệt, đó là không dùng để hỏi, mà dùng để bộc lộ cảm xúc (sự đau xót, tiếc nuối một thời tự do, một thời oanh liệt đã qua)(0,5đ)

3. Đoạn văn đảm bảo:

- Về mặt hình thức: (0,5đ)

+ Đảm bảo dấu hiệu hình thức của một đoạn văn: lùi đầu dòng, các câu viết liền nhau đến hết đoạn.

+ Đảm bảo số câu (từ 5 – 7 câu).

+ Sử dụng phương thức biểu đạt chính là thuyết minh (giới thiệu).

+ Câu văn mạch lạc, các ý rõ ràng;

+ Không có nhiều sai sót về chính tả, diễn đạt.

- Về mặt nội dung: (1,5đ)

Đoạn văn đảm bảo giới thiệu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhớ rừng:

+ Giá trị nội dung: (0,75đ)

Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, giả dối. Qua đó, tác giả bộc lộ niềm khao khát tự do mãnh liệt. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

+ Giá trị nghệ thuật: (0,75đ)

  • Những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn.

  • Các biện pháp tu từ: nhân hóa, đối lập, phóng đại, điệp từ, điệp cấu trúc câu,…

  • Các từ ngữ gợi hình, gợi cảm: những động từ, tính từ; từ Hán Việt,…

Phần II: (6,0 điểm)

Yêu cầu cần đạt:

a) Về kĩ năng:

HS cần xác định được kiểu bài: Giải thích kết hợp với chứng minh; biết vận dụng kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm trong bài văn nghị luận.

b) Về nội dung:

Giải thích ý nghĩa lời căn dặn của Bác để làm rõ việc học tập của thanh thiếu niên là rất quan trọng đối với tương lai đất nước. Từ đó giúp người đọc hiểu vấn đề, thấy được việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường là cần thiết và nên cố gắng học tập cho tốt.

Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần:

  1. Mở bài: Giới thiệu lời căn dặn của Bác. (1đ)

  2. Thân bài: (4đ)

- Giải thích ý nghĩa câu nói của Bác:

+ Dùng những hình ảnh đẹp đẽ, Bác đã cho ta hiểu công học tập của HS hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tương lai đất nước.

+ Bác khẳng định vai trò của tuổi trẻ với tương lai dân tộc, việc học tập của HS là rất quan trọng đối với đất nước.

+ Từ đó, Bác động viên các cháu HS học tập tốt.

- Giải thích vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai của đất nước:

+ Thanh niên, HS hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ và xây dựng đất nước sau này.

+ Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.

+ Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn một lớp công dân tốt trong tương lai. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.

+ Thế giới không ngừng phát triển. Muốn sánh vai với các cường quốc thì đất nước phải phát triển về mọi mặt, điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.

- Việc học tập của tuổi trẻ tác động đến tương lai đất nước như thế nào?

+ Thời xưa, những người tài giỏi từ thời trẻ họ đã chăm chỉ rèn luyện, trưởng thành lập nhiều chiến công: Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,…

+ Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Nhiều nhân tài có đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực (Kể tên một số gương sáng: Giáo sư Ngô Bảo Châu, các học sinh giỏi đạt thành tích cao trong các kì thi trong nước và quốc tế,…)

- Làm thế nào để thực hiện căn dặn của Bác? (Có liên hệ bản thân)

+ Mỗi HS phải hiểu lời dạy của Bác, chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức.

+ Nhà trường và xã hội đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ.

  1. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa lời dặn dò của Bác. (1đ)

c) Về hình thức:

- Đảm bảo bố cục 3 phần;

- Hành văn mạch lạc, các ý rõ ràng;

- Không có nhiều sai sót về chính tả, cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt.