Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 2 Văn 8 trường THCS Bình Lợi Trung năm 2019-2020

8768499b1abf41a0d78e3028e7dabacf
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 16 tháng 2 2022 lúc 20:38:35 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 10:31:55 | IP: 14.250.63.225 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 68 | Lượt Download: 0 | File size: 0.027981 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

UBND QUẬN BÌNH THẠNH

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

BÌNH LỢI TRUNG

ĐỀ 02

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2019-2020

MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

   "… Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.

Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua …”

(Trích “Bàn luận về phép học” La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp)   

a. Xác định một câu trần thuật có trong đoạn trích trên? Cho biết chức năng của câu trần thuật vừa tìm? (1.0 điểm)

b. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? (1.0 điểm)

c.Từ nội dung đoạn trích trên, em sẽ lựa chọn cho bản thân những phương pháp học tập đúng đắn nào? (1.0 điểm)

d. Em hãy tìm hai câu ca dao (hoặc tục ngữ, thành ngữ…) nói về cách học mà ông cha ta đã răn dạy? (1.0 điểm)

Câu 2: (6.0 điểm)

Hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp tâm hồn của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm trăng”.

- Hết -

HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ SỐ 02 – NGỮ VĂN 8

Phần Câu Yêu cầu Điểm
Đọc hiểu 1

a.Mức tối đa ( 1 điểm )

+ Câu trần thuật có trong đoạn trích là:

Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. (0,5 điểm)

+ Chức năng: đề nghị (0,5 điểm)

- Mức chưa tối đa:

+ HS chưa nêu được chức năng (0,5 điểm)

+ Thiếu dấu câu trừ 0,25 điểm

- Mức không đạt (0 điểm ): Không trả lời chính xác.

Chú ý: Khi trả lời HS phải lặp lại câu hỏi. Nếu không lặp lại câu hỏi – 0.25 điểm

1.0

b. Mức tối đa (1 điểm ): Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp bàn tới hình thức học và cách học:

+ Mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

+ Việc học phải được tiến hành tuần tự: bồi lấy gốc → tứ thư ngũ kinh → chư sử.

+ Học rộng rồi tóm lược.

+ Học đi đôi với thực hành.

- Mức chưa tối đa: HS chỉ nêu được một trong các ý trên (0,5đ).

- Không đạt: HS trả lời không đúng hoặc không trả lời (0đ)

Chú ý: Khi trả lời HS phải lặp lại câu hỏi. Nếu không lặp lại câu hỏi – 0.25 điểm

1.0

c. Mức tối đa(1điểm): HS trả lời phương pháp học tập đúng đắn của mình:

  • Học từ những thứ cơ bản, rồi tới những điều phức tạp.

  • Học phải kết hợp với thực hành để việc học trở nên nhuần nhuyễn, có ích.

  • Học ở mọi nơi từ gia đình, nhà trường và ngoài xã hội

- Mức chưa tối đa: HS chỉ nêu được một trong các ý trên (0,5đ).

- Không đạt: HS trả lời không đúng hoặc không trả lời (0đ)

Chú ý: Khi trả lời HS phải lặp lại câu hỏi. Nếu không lặp lại câu hỏi – 0.25 điểm

2.0

d. Mức tối đa (1điểm):

- Hai câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ nói về cách học mà ông cha ta đã răn dạy:

+ “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”,

+ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

- Mức chưa tối đa: HS chép được một câu (0,5 điểm).

- Không đạt: HS trả lời không đúng hoặc không trả lời (0 điểm)

Chú ý: Khi trả lời HS phải lặp lại câu hỏi. Nếu không lặp lại câu hỏi – 0.25 điểm

Tập làm văn

Hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và “Ngắm trăng".

* Yêu cầu về kỹ năng:

- Vận dụng những hiểu biết về cách làm bài văn tổng hợp qua 2 bài thơ

- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng.

- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, sáng tạo, có cảm xúc.

* Yêu cầu về kiến thức

A) Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu vấn đề nghị luận

B) Thân bài:

1.Tổng

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ “Tức cảnh Pác Bó”: Sáng tác vào tháng 2/1941 sau hơn 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài Bác trở về hoạt động và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống và làm việc tại hang Pác Pó

+ “Ngắm trăng” là bài thơ số 20 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác, sáng tác lúc Người đang bị giam trong nhà từ Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

- Nội dung chính của hai bài thơ:

+”Tức cảnh Pác Bó”: Khắc họa cuộc sống sinh hoạt của Bác nơi núi rừng Pác Bó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

+ “Ngắm trăng”:  Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

2. Phân tích

*Tức cảnh Pác Pó

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

 - Thức ăn của Bác đơn sơ, giản dị: cháo ngô với rau măng. Đây đều là những thức ăn trong rừng, luôn có sẵn.

- Cụm từ “vẫn sẵn sàng” là tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.

⇒ Cuộc sống sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn, rình rập hiểm nguy nơi núi rừng hoang dã.

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”

- Điều kiện làm việc thiếu thốn: bàn làm việc của Bác là những tảng đá chông chênh. Trên chiếc bàn ấy, Bác đang làm những công việc vô cùng quan trọng, liên quan đến vận mệnh của cách mạng Việt Nam.

- Dù cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn về mọi thứ nhưng Bác vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, giọng điệu hóm hỉnh, vui đùa khi kể về cuộc sống của mình, bởi đối với Bác, một cuộc sống giữa chốn thiên nhiên hoang dã là điều mà Bác luôn mong ước.

-Điều đó xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, khao khát muốn sống hòa mình với thiên nhiên để cảm nhận những gì tinh túy nhất của đất trời.

- Câu thơ cuối cùng như một lời thốt ra từ chính trái tim của Bác: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Cái sang của Bác không phải là sang trọng về vật chất, mà cái sang ấy là cái sang khi được sống giữa thiên nhiên, dưới bầu trời Tổ quốc để cống hiến sức mình cho độc lập dân tộc. Đó là cái sang của người làm cách mạng.

* “Ngắm trăng”

Bài thơ “Ngắm trăng” được Bác viết trong hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù, mọi thứ đều thiếu thốn, bị đọa đầy cả về thể xác lẫn tinh thần.

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

- Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên.
- Cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy không làm Bác vướng bận, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, thèm được tận hưởng ánh trăng. Người chiến sĩ cách mạng đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng sáng, để giao hòa với trăng.

“ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
- Đó là một cuộc vượt ngục về tinh thần, cho thấy sức mạnh kì diệu của người chiến sĩ cách mạng. Vượt trên xiềng xích, đói rét... của chế độ nhà tù, người chiến sĩ cách mạng vẫn để tâm hồn mình bay bổng tìm đến với vầng trăng tri kỉ.
- Thể hiện sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, một biểu hiện của tinh thần thép, là sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.

3. Hợp

- Hai bài thơ sử dụng thành công thể thơ tứ tuyệt, bút pháp giản dị, tự nhiên mà hàm súc

+ “Tức cảnh Pác Bó”: bốn câu thơ tứ tuyệt của bài thơ tự nhiên, bình dị thể hiện một giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh. Giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người toát lên một niềm vui thích, sảng khoái cao độ trong tinh thần của nhân vật trữ tình. 

+ “Ngắm trăng” (vọng nguyệt): bài thơ tứ tuyệt giản dị thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn, nhân cách lớn. Bài thơ vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại (hồn thơ lạc quan, thể hiện tinh thần thép),...

C) Kết bài:

  • Khẳng định lại vấn đề

  • Liên hệ bản thân

* Biểu điểm

Điểm 5,5 –6,0:

- HS hiểu đề. Nội dung phong phú.

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

- Mắc lỗi chính tả có thể chấp nhận được.

- Bài làm có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm. Chữ viết sạch đẹp.

Điểm 4,5 – 5,0 :

- HS hiểu đề. Nội dung hoàn chỉnh.

- Diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng, mắc lỗi chính tả có thể chấp nhận được.

- Bài làm có bố cục rõ ràng, mạch lạc. Chữ viết sạch đẹp.

Điểm 3,5 – 4,0 :

- Bài làm có nội dung trình bày không theo trình tự hợp lý.

- Diễn đạt lủng củng, bài làm còn gạch xóa, mắc nhiều lỗi chính tả. Chữ viết không rõ nét.

Điểm2,0:

- Nội dung rất sơ sài tỏ ra không hiểu bài.

- HS chưa hoàn thiện bố cục bài viết (thiếu kết luận).

- Chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả.

Điểm 1,0:

- Nội dung rất sơ sài, thiếu ý.

- Không nắm phương pháp làm văn biểu cảm.

Điểm 0:

-Lạc đề

6.0

0.5

1.0

3.5

0.5

0.5