Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Văn 10 trường THPT Đồng Xoài năm 2018-2019

3654b17946b1bbc839b3d55e529b1ad2
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 5 2022 lúc 1:49:28 | Được cập nhật: hôm kia lúc 21:21:56 | IP: 14.165.50.215 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 18 | Lượt Download: 0 | File size: 0.061952 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Trường THPT Thống Nhất

Trường THPT Đồng Xoài ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

Tổ Văn

MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

NĂM HỌC (2018-2019)

I . MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đầu năm học.

- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để viết một đoạn văn nghị luận xã hội, một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ( hoặc bài văn biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả) của học sinh thông qua hình thức tự luận.

* Cụ thể đề kiểm tra cần đánh giá các chuẩn sau:

- Biết Đọc – hiểu một đoạn trích văn xuôi

- Biết tìm ý, lập dàn ý và viết đoạn văn nghị luận xã hội, bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ( hoặc bài văn biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả). Biết vận dụng những hiểu biết cá nhân vào thực tiễn làm bài.

- Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm vào trong bài văn tự sự( hoặc tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm ); biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.

- Nhận ra và sửa các lỗi thường mắc trong viết bài văn tự sự (biểu cảm) của mình, của bạn .

II . HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Hình thức: tự luận.

- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:

* TT 1: Liệt kê tên các chủ đề cần kiểm tra

- Những kiến thức cơ bản về đọc – hiểu tác phẩm văn học (truyện cười, ca dao hài hước ), năng lực đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản

- Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản nói chung, văn bản tự sự (biểu cảm) nói riêng .

* TT 2 : Lập ma trận

Mức độ /

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc –hiểu

Tác giả,tác phẩm, xuất xứ của tác phẩm,thể loại

Nắm được nội dung các chi tiết trong văn bản

Nhận xét về giá trị nội dung trong văn bản

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5 đ

5%

1

0,5 đ

5 %

1

1 đ

10 %

3 câu

2,0 đ

20 %

II. Làm văn

NLXH

Viết được đoạn văn NLXH

1 câu

2,0 đ

20%

Tự sự (biểu cảm)

Viết được bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm( hoặc bài văn biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả)

1 câu

6,0 đ

60%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2 câu

7,0 đ

70 %

2 câu

7,0 đ

70%

TS câu

TS điểm

Tỉ lệ

5câu

10 điểm

100 %

IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN:

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

(Thời gian làm bài: 90 phút)

A. PHẦN ĐỌC – HIỂU (2 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện.Cải sợ kém thế lót trước cho thầy lí năm đồng. Khi xử kiện thầy lí nói :

-Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xòe tay năm ngón, ngảng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:

-Xin xét lại , lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt nói :

-Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày

(Theo tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

Câu 2(0,5điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có ý nghĩa gì?

Câu 3(1 điểm): Từ “ phải” trong văn bản có ý nghĩa gì? Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nào qua từ “phải”?

B. PHẦN LÀM VĂN: (8 điểm)

Câu 1. Nghị luận xã hội: (2 điểm)

Suy nghĩ về nhường nhịn trong cuộc sống con người.

Câu 2. Nghị luận văn học: (6 điểm)

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.

----------------- HẾT -------------------

V, HƯỚNG DẪN CHẤM ,BIỂU ĐIỂM:

A. PHẦN ĐỌC – HIỂU :

Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt tự sự

Câu 2(0,5 điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có nghĩa là : số tiền bỏ ra phải gấp đôi

Câu 3(1 điểm): “Phải” một là lẽ phải, cái đúng

Phải” hai : bắt buộc, là số tiền cần phải có

Nghệ thuật : chơi chữ

B. PHẦN LÀM VĂN TỰ SỰ (8 điểm):

1. Nghị luận xã hội: (2 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 100 chữ

- Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau:

+ Nhường nhịn được coi là phương châm đối nhân xử thế hàng ngày.

+ Đức tính nhường nhịn được thể hiện ở một con người điềm đạm khoan dung vị tha và họ luôn được  mọi người yêu quý nhưng rất kính trọng.

+ Nhường nhịn có nghĩa là cảm thông thông cảm và tha thứ cho nhau. 

+ Người biết suy xét kĩ biết nhường nhịn sẽ giúp họ làm chủ được mình “một điều nhịn là chín điều lành”. Họ có những lời nói cử chỉ hành động nhẹ nhàng từ tốn.

2. Nghị luận văn học: (6 điểm) Văn Biểu cảm

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn biểu cảm

- Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng ; có chính kiến, có tính biểu cảm. Hạn chế tối đa các lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

- Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ.

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau:

- Tấm tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó, siêng năng, chăm chỉ,... - Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng". - Nhưng đôi khi ta lại lại bắt gặp hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động. - Sự thần kì giờ đây đến từ sức mạnh nội tại, chiến đấu giữ vững hạnh phúc, thực thi công lý báo thù. Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt bên cạnh bản tính hiền lành, nhân hậu vốn có của mình. - Tấm sau những đọa đầy đau khổ vươn mình lớn dậy, tự mình đấu tranh, kiên quyết chống lại sự hãm hại của mẹ con Cám. Với sức sống mãnh liệt Tấm đã chiến thắng, đã giành lại hạnh phúc cho mình, không cần Bụt, Tiên nữa. - Hình ảnh cô Tấm giúp phần nào phản ánh được cuộc trường chinh mà nhân dân lao động đã đi qua trong một phần quá khứ xa xưa của dân tộc. Những kiếp người nhọc nhằn, cơ cực nhưng bao giờ cũng khoẻ khoắn, lành mạnh, cao quí và dồi dào sức sống. Chính họ, trong những năm tháng nghèo nàn nhất của lịch sử đã cho chúng ta thấy được sự giàu có đến vô cùng trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Cô Tấm không chỉ là sự hiện diện của một cuộc đời, một tâm hồn cụ thể.

* Lưu ý:

- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

- Nếu học sinh có suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.