Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Ngữ văn lớp 9 ĐỀ SỐ 17

6fbd08ed61bdf386e2e477d977c6d8c8
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 11 2022 lúc 16:11:55 | Được cập nhật: hôm qua lúc 20:36:12 | IP: 253.62.145.47 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 41 | Lượt Download: 0 | File size: 0.024042 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 17

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn NGỮ VĂN LỚP 9

Thời gian: 90 phút

PHẦN I: (7 điểm)

Viết 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ sau:

“…Không có kính, rồi xe không có đèn…”

1. Đoạn thơ vừa chép được trích từ tác phẩm nào? Của ai?

2. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm?

3. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ?

4. Trong chương trình Ngữ văn 9 còn có một bài thơ khác cũng nói về tình đồng chí, đồng đội. Đó là bài thơ nào? Của ai?

5. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về phẩm chất cao đẹp của những người lính lái xe trong khổ thơ trên.

PHẦN II: (3 điểm)

Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là việc tác giả đã tạo dựng được tình huống truyện bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, hợp lý.

1. Hãy chỉ rõ tình huống truyện đó.

2. Từ hình tượng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm, em có suy nghĩ gì về cách sống của thế hệ trẻ hiện nay? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.

ĐÁP ÁN

PHẦN I (7 điểm).

Câu Yêu cầu Điểm

Câu 1

( 1 điểm)

Chép đúng ba câu thơ cuối trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

“Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Đoạn thơ vừa chép trích từ tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật, sáng tác năm 1969.

0,5

0,5

Câu 2

(1 điểm)

Giải thích ý nghĩa nhan đề: (1 điểm)

- Nhan đề khá dài tưởng có chỗ thừa bởi chứa tới 8 âm tiết khiến cho nó gần với văn xuôi hơn là sự chắt lọc của thơ nhưng lại thu hút người đọc bởi vẻ lạ và độc đáo “xe không kính”. Không những thế, đây không phải là một chiếc xe mà là một “tiểu đội xe không kính”.

- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh toàn bài: Những chiếc xe không kính. Đó vừa là hình ảnh độc đáo vừa là hình ảnh phán ánh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.

- Hai chữ “Bài thơ” gợi một cái nhìn mơ mộng vào đời sống chiến tranh khốc liệt. Hóa ra thi sĩ không muốn dừng ở những chiếc xe không kính khốc liệt mà chủ yếu nói về chất thơ của hiện thực ấy - chất thơ của tâm hồn người chiến sĩ, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, lạc quan, dũng cảm và khúc khích tiếng cười bay lên trên bom đạn...

- Nhan đề đã thể hiện nội dung tư tưởng chủ đề của bài thơ và trở thành một nhan đề ấn tượng: khốc liệt mà mộng mơ; hiện thực mà lãng mạn; gồ ghề chất văn xuôi mà vẫn bay bổng chất thơ ca...

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3

(1 điểm)

Những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ:

- Điệp từ: Từ “không” được nhắc đi, nhắc lại ba lần trong 2 câu thơ Không kính rồi xe không có đèn. Không có mui xe, thùng xe có xước.”

- Hoán dụ: Hình ảnh “trái tim” trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

- Liệt kê: Kính, đèn, mui xe, thùng xe

- Đối lập, tương phản: “không”“có”.

+ Không kính, không đèn, không mui nhưng lại xước.

+ Không kính, không đèn, không mui nhưng quan trọng là “ một trái tim”.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 4

(0,5 điểm)

- HS nêu đúng tên tác phẩm: Đồng chí

- HS nêu đúng tên tác giả: Chính Hữu

0,25

0,25

Câu 5

(3,5 điểm)

* HS hoàn thành đoạn văn diễn dịch:

- Mở đoạn: đạt yêu cầu về hình thức là trình bày trong một đoạn văn (tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng cho đến chỗ xuống dòng) và nội dung là nêu được ý chính của cả đoạn (phẩm chất cao đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn tinh thần dũng cảm và tình yêu nước nồng nàn).

- Thân đoạn: Biết bám vào ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (điệp từ, hoán dụ, tương phản, lời thơ giản dị…) có dẫn chứng, lý lẽ làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp thấm thía trách nhiệm, niềm tin và lý tưởng của những người lính lái xe Trường Sơn. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chiến đấu chống Mĩ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cụ thể như sau:

+ Càng đi sâu vào chiến trường, người chiến sĩ lái xe càng gặp nhiều gian khổ ác liệt; bom rơi, đạn nổ càng dữ dội. Điệp từ “không” được nhắc đi, nhắc lại ba lần: “Không có kính … có xước” làm cho những chiếc xe càng thêm biến dạng nhưng vẫn băng băng ra trận:“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Chữ “có” trong “có xước” không làm cho những chiếc xe vơi đi sự tàn phá mà lại làm cho chúng tiếp tục bị tàn phá, bị biến dạng thêm.

+ Hình ảnh hoán dụ “trái tim” trong câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” là biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người lính lái xe Trường Sơn. Hình ảnh ấy đã nâng cao tình cảm, tầm vóc của những người chiến sĩ đầy khí phách, lý tưởng và niềm tin góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề của bài thơ.

+ Không kính, không đèn, không mui nhưng xước và quan trọng là một trái tim”. Cùng với nghệ thuật điệp từ, liệt kê, nghệ thuật đối lập, tương phản giữa phương tiện vật chất với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ở những chữ “không” và “có” đã tạo thành phép chơi chữ tài hoa cho thấy sức mạnh quyết định của chiến tranh không phải là vũ khí, là phương tiện vật chất mà là con người với nhiệt huyết và lý tưởng cao đẹp.

(Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn, hoặc nhiều đoạn trừ 0,5 điểm)

0,5

1

1

1

PHẦN II (3 điểm).

Câu Yêu cầu Điểm

Câu 1

  1. điểm)

HS nêu chính xác tình huống truyện:

Cuộc gặp gỡ bất ngờ và ngắn ngủi giữa nhà họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m.

1

Câu 2

(2 điểm)

* HS phải đảm bảo những yêu cầu:

- Hình thức: Viết được một đoạn văn tổng - phân - hợp có độ dài khoảng nửa trang giấy thi, có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu…

- Nội dung:

+ Từ nhân vật anh thanh niên, trình bày suy nghĩ về cách sống của thế hệ trẻ hiện nay: đại đa số sống có mục đích, lý tưởng, sẵn sàng đóng góp sức lực, trí tuệ xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên đua đòi, ăn chơi, sa ngã, sống không có mục đích, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

+ Liên hệ bản thân.

(Khuyến khích HS có những quan điểm riêng nhưng phải hợp lý, thuyết phục, không có những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc)

0,5

1

0,5