Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10 ĐỀ SỐ 2

8ad32c55a0571afb2b3757f77e95d0b0
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2022 lúc 21:23:48 | Được cập nhật: 6 giờ trước (15:08:51) | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 12 | Lượt Download: 0 | File size: 0.018384 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề 2:

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

MƯỜI CÁI TRỨNG

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn

Đi vay đi dạm, được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng

Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,

Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,

Bảy trứng: cũng ung

Còn ba trứng nở ra ba con

Con diều tha

Con quạ quắp

Con mặt cắt xơi

Chớ than phận khó ai ơi!

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

(Ca dao Bình Trị Thiên)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên?

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp liệt kê trong đoạn thơ sau:

Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,

Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,

Bảy trứng: cũng ung

Câu 3: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 8 dòng): Chớ than phận khó ai ơi!

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi"

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.Đọc – hiểu

1

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1.0

2

Biện pháp liệt kê chỉ ra một trứng ung….bảy trứng cũng ung trứng nhằm:

- Tăng hiệu quả biểu đạt, giàu tính tạo hình và gây ấn tượng với người đọc, người nghe

- Nói lên nỗi khổ của người lao động xưa với mất mát liên miên xảy ra và chồng chất những nhọc nhằn.

1.0

3

Thông điệp có ý nghĩa nhất:

- HS tự chọn một thông điệp ý nghĩa và giải thích lí do lựa chọn. - Gợi ý: hai câu thơ là bài ca về sự kiên trì chịu khó của con người trong mọi thời đại/ khó khăn chỉ là liều thuốc thử để đo nghị lực của con người…

1.0

II.Là m văn

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận :

Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

5.5

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

* Phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè - Hình ảnh quen thuộc, gần gũi và sinh động: hòe, sen, lựu, tiếng ve... - Màu sắc hài hòa, rực rỡ : màu lục của cây hòe, màu đỏ hoa lựu, màu hồng hoa sen, màu vàng của bóng chiều.

- Âm thanh quen thuộc từ cuộc sống nhộn nhịp, sung túc qua tiếng lao xao chợ cá, và tiếng ve sầu kêu inh ỏi. - Hương thơm tinh khiết tỏa ngát từ hoa sen * Nhận xét:

- Giọng thơ nhẹ nhàng, nhịp thơ chậm rãi,sử dụng từ láy, động từ mạnh, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.

-Cảnh vật được nhìn từ xa đến gần, từ cao đến thấp để ôm trọn cảnh thiên nhiên vào lòng mình.

- Đây là bức tranh đầy màu sắc, âm thanh,hài hòa đường nét và căng tràn nhựa sống được tác giả cảm nhận tinh tế bằng các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác… và cả tình cảm nồng nàn từ bên trong qua các động từ mạnh, từ Hán Việt: đùn đùn, giương, phun, tiễn…

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên nồng nàn tha thiết của tác giả và là cội nguồn của tình yêu nước. Đây là một đóng góp một bức họa đặc sắc về thiên nhiên mùa hè trong nền văn học trung đại.

0.5

3.0

1.0

1.0

d. Ch ính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5