Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Khoa học 5 trường TH Định Yên 1 năm 2016-2017

2db4d41c6164d25aec842d207811226c
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 30 tháng 4 2022 lúc 20:28:39 | Được cập nhật: 26 tháng 2 lúc 17:35:23 | IP: 14.165.50.215 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 12 | Lượt Download: 0 | File size: 0.088576 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Họ và tên học sinh:

Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Lớp: Năm/.....

Trường: Tiểu học Định Yên 1.

Huyện Lấp Vò.

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn : Khoa học - Lớp 5

Ngày kiểm tra : 29/12/2016

Thời gian: 30 (không kể thời gian phát đề)

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Phần I: TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Con gái dậy thì ở tuổi nào sau đây ?

  1. Từ 13 đến 17 tuổi.

  2. Từ 10 đến 15 tuổi.

  3. Từ 11 đến 16 tuổi.

  4. Từ 12 đến 18 tuổi.

Câu 2: Nhờ có sinh sản mà:

  1. Con người càng lớn lên.

  2. Các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.

  3. Em sẽ học giỏi.

  4. Em có thêm nhiều bạn bè.

Câu 3: Muỗi A-nô-phen truyền bệnh gì ?

  1. HIV/ AIDS.

  2. Viêm gan A.

  3. Sốt xuất huyết.

  4. Viêm não.

Câu 4: Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất là:

  1. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh bị muỗi đốt.

  2. Ăn uống hợp vệ sinh.

  3. Khi mắc bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh.

  4. Dùng thốc phòng bệnh sốt rét.

Câu 5: Đâu là cách đề phòng bệnh viêm gan A ?

  1. Diệt ruồi, diệt muỗi.

  2. Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại, tiểu tiện.

  3. Không sử dụng các chất kích thích.

  4. Thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo.

Câu 6: Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng vật liệu nào ?

  1. Ngói.

  2. Thuỷ tinh.

  3. Gạch.

  4. Đá vôi.

Câu 7: Trong các chất sau đây, chất nào có nguồn gốc từ thực vật ?

  1. Chất dẻo.

  2. Cao su tự nhiên.

  3. Thuỷ tinh.

  4. Xi măng.

Câu 8: Đồng kết hợp với chất nào có màu vàng ?

  1. Nhôm.

  2. Sắt.

  3. Kẽm.

  4. Thép.

Câu 9: Người nào mà em có thể tin cậy nhất để chia sẻ, tâm sự ?

  1. Bạn bè thân thiết.

  2. Ông bà, cha mẹ.

  3. Chú bác, cô dì.

  4. Những người thân trong gia đình.

Phần II: Tự luận

Câu 10: Hãy nêu một số điểm cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại.

..................................................................

...................................................................

...................................................................

...................................................................

...................................................................

..................................................................

...................................................................

...................................................................

...................................................................

....................................................................

...................................................................

..................................................................

.................................................................

.................................................................

.................................................................

---HẾT---

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN KHOA HỌC LỚP 5

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

b

b

c

a

b

c

b

c

d

Điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1

điểm

1

điểm

1

điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

PHẦN II: TỰ LUẬN (1 điểm)

Một số điểm cần lưu ý để phòng tránh bị xâm hại:

-Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.

-Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.

-Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do.

-Không đi nhờ xe người lạ.

-Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có mọt mình, ...

Lưu ý: Có thể học sinh nêu theo hiểu biết của bản thân.

Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Lớp: Bốn/.....

Trường: Tiểu học Định Yên 1.

Huyện Lấp Vò.

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn : Khoa học - Lớp 4

Ngày kiểm tra : 29/12/2016

Thời gian : 30 (không kể thời gian phát đề)

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Phần I: TRẮC NGHIỆM

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Trong các cơ quan dưới đây, cơ quan nào giúp hấp thu khí ô-xi và thải ra khí các-bô-nic ?

a. Tiêu hoá. b. Hô hấp.

c. Bài tiết nước tiểu. d. Tuần hoàn.

Câu 2: Như mọi sinh vật khác con người cần gì để sống ?

  1. Không khí.

  2. Thức ăn, ánh sáng

  3. Không khí, thức ăn, nước uống, ánh sáng.

  4. Thức ăn.

Câu 3: Để đề phòng bệnh béo phì cần:

  1. Ăn ít.

  2. Giảm số lần ăn trong ngày.

  3. Rèn luyện thói quen ăn uống điều độ.

  4. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.

Câu 4: Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật, vì:

  1. Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý.

  2. Ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để bữa ăn ngon miệng hơn.

  3. Đạm động vật và đạm thực vật có chứa nhiều chất bổ dưỡng quý.

  4. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thường thiếu một số chất bổ dưỡng quý.

Câu 5: Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ là:

  1. Ăn nhiều chất béo.

  2. Ăn nhiều chất đạm.

  3. Ăn nhiều đường.

  4. Không ăn muối i-ốt.

Câu 6: Trẻ em bị bệnh còi xương thường là do thiếu vi-ta-min gì ?

a. Vi-ta-min C. b. Vi-ta-min B.

c. Vi-ta-min A. d. Vi-ta-min D.

Câu 7: Khi đổ nước ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào sau đây:

  1. Nước không có hình dạng nhất định.

  2. Nước có thể thấm một số vật.

  3. Nước chảy từ trên cao xuống thấp.

  4. Nước có thể hoà tan một số chất.

Câu 8: Hai thành phần chính của không khí là gì ?

  1. Ô-xi và các-bô-nic.

  2. Ô-xi và ni-tơ.

  3. Ni-tơ và các-bô-nic.

  4. Ni-tơ và hơi nước.

Câu 9: Lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là gì ?

  1. Không gian.

  2. Khí quyển.

  3. Khí ni-tơ.

  4. Khí ô-xi.

Phần II: TỰ LUẬN

Nêu vai trò của nước trong đời sống con người, sinh vật ?

......................................................................

.....................................................................

....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

.....................................................................

---HẾT---

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN KHOA HỌC LỚP 4

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

b

c

d

a

d

b

c

b

b

Điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1

điểm

1

điểm

1

điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

PHẦN II: TỰ LUẬN (1 điểm)

Vai trò của nước trong đời sống con người, sinh vật:

-Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hoà tan và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật.

-Nước giúp cơ thể thải ra các chất thừa, chất độc hại.

-Nước còn là môi trường sống của nhiều động vật và thực vật