Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Khoa học 4 trường TH Gia Lạc năm 2020-2021

f0ba7c8b17e09bb30762e15e7b0bc734
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 30 tháng 4 2022 lúc 8:33:26 | Được cập nhật: 3 tháng 4 lúc 22:00:18 | IP: 14.165.50.215 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 23 | Lượt Download: 0 | File size: 0.16384 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD& ĐT GIA VIỄN

TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA LẠC

DrawObject1

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ I

Năm học 2020 – 2021

MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4

(Thời gian làm bài: 40 phút)

Họ và tên học sinh:................................................................................................Lớp 4........

Điểm

Nhận xét của giáo viên

Câu 1(1điểm). Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải ra những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. Quá trình trao đổi chất.

B. Quá trình hô hấp.

C. Quá trình tiêu hóa.

D. Quá trình bài tiết.

Câu 2(1điểm). Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.

DrawObject2 Trẻ em không được ăn uống đủ lượng và đủ chất sẽ bị suy dinh dưỡng. 

DrawObject3 Béo phì ở trẻ em không phải là bệnh nên cứ để các em ăn uống thoải mái. 

DrawObject4 Muốn tránh béo phì cần ăn uống hợp lí, điều độ, năng rèn luyện, vận động. 

DrawObject5 Khi bị bất cứ bệnh gì cũng cần ăn kiêng cho chóng khỏi. 

Câu 3(0,5điểm). Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm? (M1)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. 1 nhóm B. 2 nhóm C. 3 nhóm D . 4 nhóm

Câu 4 (0,5điểm). Để phòng bệnh do thiếu i-ốt, hằng ngày khi nấu thức ăn chúng ta nên sử dụng: (M2)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. Muối tinh. B. Bột ngọt, hạt nêm

C. Muối hoặc bột canh có bổ sung i-ốt D. Mắm

Câu 5(1 điểm). Không khí và nước có tính chất gì giống nhau?(M2)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. Hòa tan một số chất. B. Không màu, không mùi, không vị.

C. Chảy từ cao xuống thấp D. Có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

Câu 6(0,5điểm). Những yếu tố nào sau đây cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật ? (M2)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

A. Không khí, nước, thức ăn.

B. Không khí, nước, thức ăn, nhiệt độ.

C. Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng.

D. Không khí, nước, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp.

Câu 7(0,5 điểm). Hãy điền các từ trong ngoặc vào chỗ trống trong các câu dưới đây cho phù hợp. (ngưng tụ, bay hơi, giọt nước, hơi nước, các đám mây) (M2)

a) Nước ở ao, hồ, sông, suối, biển thường xuyên .................................................vào không khí.

b) .......................................... bay lên cao, gặp lạnh .......................................... thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên ..................................................

c) Các .................................................. có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.

Câu 8(1điểm). Khi ngọn nến đang cháy, ta úp chiếc cốc thủy tinh vào thì thấy ngọn lửa nhỏ dần rồi bị tắt. Xảy ra hiện tượng đó là do: (M3)

Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời em cho là đúng nhất.

A. Thiếu không khí B. Thiếu khí Ni-tơ

C. Thiếu khí O-xi D. Thiếu khí Các-bo-nic

Câu 9(1điểm). Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất.(M3)

Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của chất đạm?

Rectangle 4 - Xây dựng cơ thể mới.

Rectangle 3 - Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min : A, D, E, K.

Rectangle 2 - Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình

thường của bộ máy tiêu hóa.

Rectangle 1 - Giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên thay thế những tế bào già bị hủy hoại trong hoạt động sống của con người.

Câu 10(1điểm). Khi đổ nước từ bình ra cốc, ta phải đặt miệng bình cao hơn cốc. Điều này vận dụng tính chất nào của nước? (M3)

Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời em cho là đúng nhất.

A. Nước không có hình dạng nhất định. B. Nước có thể thấm qua một số vật.

C. Nước chảy từ cao xuống thấp. D. Nước có thể hoà tan một số chất

Câu 11(1điểm). Để phòng tránh tai nạn đuối nước các em cần làm gì?(M2)

Câu 12(1điểm). Em hãy nêu ví dụ về việc con người ứng dụng tính chất của không khí trong đời sống.(M4)

TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA LẠC

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học: 2020– 2021

MÔN: KHOA HỌC LỚP 4

Mạch kiến thức,

kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

TN

KQ

TL

1. Trao đổi chất ở người

Số câu

1

1

2

Số điểm

1,0

0,5

1,5

Câu số

C1

C6

2. Dinh dưỡng

Số câu

1

1

2

Số điểm

0,5

1,0

1,5

Câu số

C3

C9

3. Phòng bệnh

Số câu

2

2

Số điểm

1,5

1,5

Câu số

C2,4

4. Nước

Số câu

1

1

1

2

1

Số điểm

1,0

1,0

1,0

2,0

1,0

Câu số

C5

C11

C8

5. Không khí

Số câu

1

1

1

2

1

Số điểm

0,5

1,0

1,0

1,5

1,0

Câu số

C7

C10

C12

Tổng

Số câu

4

3

1

3

1

10

2

Số điểm

3,0

2,0

1,0

3,0

1,0

8,0

2,0

TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA LẠC

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: KHOA HỌC – LỚP 4

Năm học: 2020 - 2021

Câu

Nội dung

Điểm

1

A

1

2

Đ – S – Đ – S

1

3

D

0,5

4

C

0,5

5

B

0,5

6

D

1

7

Bay hơi, hơi nước, ngưng tụ, giọt nước

0,5

8

C

1

9

Ý thứ tư

1

10

C

1

11

Để phòng tránh tai nạn đuối nước, em cần phải:

- Không chơi đùa gần sông, ao, hồ, suối.

- Bơi hoặc tập bơi nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ.

- Tuân thủ các quy định của khu vực bơi.

- Không bơi khi cơ thể đang đổ mồ hôi, ăn quá no hoặc quá đói.

- Luôn khởi động chân tay kĩ trước khi bơi.

1

12

Một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm bóng bay, bơm xe, phao tắm, làm bơm tiêm,...

1