Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Địa lớp 9 ĐỀ SỐ 7

fa71a5ddee6c65157aee580ed7efa881
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 11 2022 lúc 15:49:49 | Được cập nhật: 22 tháng 4 lúc 2:13:19 | IP: 253.62.145.47 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 36 | Lượt Download: 0 | File size: 0.0192 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 7

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM : 3 điểm

Câu 1 : Hãy nối các ý sau sao cho đúng :

Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc :

Tiểu vùng Đáp án Các dấu hiệu
1. Đông Bắc a. Núi cao, địa hình chia cắt sâu, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn
b. Núi trung bình và núi thấp, hình cánh cung.Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh nhất nước ta.
2.Tây Bắc c. Phát triển thủy điện, trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm
d. Khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện...

Câu 2 : Hãy đánh dấu X vào những thuận lợi và khó khăn của Tây Nguyên trong phát triển kinh tế

- xã hội :

Vùng Tây Nguyên Thuận lợi Khó khăn
1. Đất bazan chiếm 66% diện tích cả nước
2. Khí hậu cận xích đạo, mát mẻ thích hợp cây công nghiệp lâu năm.
3. Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn
4. Mùa khô thiếu nước.Nạn chặt phá rừng bừa bãi.
5. Là vùng thưa dân nhất nước ta, dân cư phân bố không đều
6. Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú
7. Có sự chênh lệch giàu nghèo lớn
8. Tỉ lệ người lớn biết chữ của vùng thấp

II. TỰ LUẬN : 7 điểm

Câu 1 : Dựa vào át lát Việt Nam trang 15:

a.Nhận xét mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng so với cả nước? Giải thích tại sao vùng đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số như vậy?

b. Đặc điểm dân cư của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng?

Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau : Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 ( nghìn tấn)

Ngành Bắc Trung Bộ DH Nam Trung Bộ
Nuôi trồng 38.8 27.6
Khai thác 153.7 493.5

a. Vẽ biểu đồ so sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác của hai vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?

b. Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng?

ĐÁP ÁN

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

I. Trắc nghiệm

1. Câu 1

Mỗi ý đúng 0,5 điểm:

1- d,b 2-c,a
1

2. Câu 2

mỗi ý đúng 0,25 điểm

ý thuận lợi: 1,2,3,6

ý khó khăn: 4,5,7,8

2

II. Tự luận

1. Câu 1:

Nhận xét mật độ dân số và giải thích:

- Mật độ dân số rất cao. (dẫn chứng theo Atlat).

- Vì: có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Điều kiện tự nhiên: là vùng đồng bằng với điều kiện về khí hậu, đất trồng, địa hình, nguồn nước thuận lợi cho sản xuất và cư trú.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội: là vùng có nhiều trung tâm kinh tế văn hóa quan trọng tạo nên 1 mạng lưới đô thị tập trung đông dân.

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

b. Thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi:

- Nguồn lao động dồi dào, cho phép vùng phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động.

- Thị trường tiêu thụ lớn, thu hút đầu tư nước ngoài.

Khó khăn: Gây sức ép lên:

- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.

- Kinh tế gây sức ép lên tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện đời sống nhân dân trong vùng.

- Các vấn đề về xã hội: tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao.Thiếu nhà ở, giáo dục, y tế, tệ nạn xã hội ...

1,5

0,5

0,5

0,25

0,25

1,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

2. Câu 2

a. Vẽ biểu đồ cột: đẹp, đúng tỉ lệ, có tên biểu đồ và chú thích.

b. Giải thích:

- Sản lượng nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ lớn hơn Nam Trung Bộ gấp 1.5 lần, chiếm 58.4 % sản lượng toàn vùng.

Vùng Bắc Trung Bộ: từ Quảng Bình đến Huế có phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai, dãy cồn cát thuận lợi cho nuôi tôm trên cát, thủy sản nước lợ.

- Duyên hải Nam Trung Bộ: Sản lượng khai thác ở Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, gấp 3.2 lần chiếm 76.3 sản lượng toàn vùng.

+ Có nguồn hải sản phong phú hơn, có 2 trong 4 ngư trường của cả nước.

+ Người dân có truyền thống, kinh nghiệm lâu đời về đánh bắt hải sản.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật trang bị hiện đại, công nghiệ chế biển phat triển mạnh.

2

2

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25