Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 Địa lớp 9 ĐỀ SỐ 16

dd93fb31fdc90e5ddc6bcd0f6f45e262
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 1 tháng 11 2022 lúc 15:51:53 | Được cập nhật: 9 giờ trước (9:14:13) | IP: 253.62.145.47 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 49 | Lượt Download: 1 | File size: 0.061714 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 16

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 9

Thời gian: 45 phút

I : Trắc nghiệm: (4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là?

A. Giảm tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ.

B. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.

C. Giảm tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và tăng trỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

D. Giảm tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỉ trọng ngành công nghiêp-xây dựng, dịch vụ.

Câu 2. Trong số các vùng sau, vùng nào có mật độ dân số thấp nhất?

A. Đồng bằng Sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Miền Trung.

Câu 3. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh là do?

A. Quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

B. Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình của nhà nước.

C. Số người nước ngoài đến nước ta nhập cư ngày càng đông.

D. Số khách du lịch đến nước ta ngày càng nhiều.

Câu 4. Trong giá trị cơ cấu xuất khẩu nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất thuộc nhóm hàng?

A. Hàng máy móc và thiết bị.

B. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

C. Hàng nông, lâm, thủy sản.

D. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.

Câu 5. Các tỉnh, thành phố nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. B. Hà Tĩnh, Quảng Bình.

C. Thanh Hóa, Nghệ An. D. Quảng nam, Đà Nẵng.

Câu 6. Cây công nghiệp lâu năm: Cao su, hồ tiêu và điều trồng nhiều nhất ở vùng?

A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 7: Ý nào sau đây không thuộc mặt mạnh của nguồn lao động nước ta?

A. Tỉ lệ lao động có trình độ chuyên cao đông đảo .

B. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

C. Lực lượng lao động dồi dào.

D. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao.

Câu 8: Tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là:

A. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh. B. Hà Nội, Hải Dương, Hạ Long (Quảng Ninh).

C. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh). D. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

II : Tự luận: (6,0 điểm)

Câu 1:(3,0 điểm). Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hôi của vùng ?

Câu 2: (3,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau: Đơn vị : %

Năm

Tiêu chí

1995 1998 2000 2002
Dân số 100 103.5 105.6 108.2
Sản lượng lương thực 100 117.7 128.6 131.1
Bình quân lương thực 100 113.8 121.8 121.2

a. Hãy vẽ biểu đồ đường biểu hiện mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của ĐBSH?

b. Qua biểu đồ phân tích ảnh hưởng của việc giảm dân số tới bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH?

ĐÁP ÁN

Câu ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM

I. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D B A C D B A C

(Mỗi câu đúng được 0,5 đ)

4,0 điểm
II. Tự luận. 6,0 điểm

1

(3,0 đ)

a) Thuận lợi:
* Vị trí lãnh thổ cuả vùng Bắc Trung Bộ đưọc coi là cầu nối của các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam đất nước
Phía tây và giáp Lào, phía đông là vùng biển giàu tiềm năng, đặc điểm vị trí giúp cho vùng mở rộng quan hệ với các vùng trong nước, với Lào, đa dạng các ngành kinh tế biển 
* Tài nguyên thiên nhiên 
- Khoáng sản phong phú: quặng sắt, thiếc, đá vôi...
- Đất đai: dải đất ven biển cho phép sản xuất lương thực, thực phẩm, vùng đồi đất feralit thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp 
- Rừng khá phong phú, tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng cao 
- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng giàu tiềm năng, bãi cá tôm, cảng biển, nghề làm muối...
b) Khó khăn 
- Vùng nằm trong khu vực có nhiều thiên tai thường xảy ra như bão, lũ, hạn hán, cát lấn, gió lào 
- Địa hình có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp 

1,0 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

0,5 đ

2

(3,0 đ)

a.Vẽ biểu đồ đúng, đủ, đẹp (2 điểm)

b. Nhận xét (1điểm) Ảnh hưởng của việc giảm gia tăng dân số tới BQLT/người ở ĐBSH:

+ Giảm gia tăng dân số sẽ giảm sức ép đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSH góp phần tăng được sản lượng lương thực

+ Giảm gia tăng dân số góp phần nâng cao bình quân lương thục theo đầu người

0,5 đ

0,5 đ