Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 11 năm học 2017-2018 (Chuyên Lê Qúy Đôn - Đà Nẵng, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:33:05 | Được cập nhật: 13 giờ trước (20:46:28) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 2457 | Lượt Download: 83 | File size: 0.121856 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
…………………..
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

HỘI THI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC KHỐI 11
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 04 trang, gồm 12 câu )

Câu 1 : (2,0 điểm)
1. Có ba cây với tiết diện phiến lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước
trong điều kiện chiếu sáng giống nhau khoảng một tuần. Sau đó cắt thân đến gần gốc
và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, thu được số liệu như sau:
Cây

Số lượng nước thoát (ml)

Số lượng dịch tiết (ml)

Hồng

6,2

0,02

Hướng dương

4,8

0,02

Cà chua

10,5

0,07

Từ bảng số liệu trên, em có thể rút ra nhận xét gì?
2. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy giải thích câu:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
Câu 2 : (2,0 điểm)

1. Cho sơ đồ về mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C3, C4 với cường
Cường độ quang hợp (mgCO2/dm2/h)

Cường độ quang hợp (mgCO2/dm2/h)

độ ánh sáng (hình a) và với nhiệt độ (hình b). Mỗi đường cong: I, II, III, IV
tương ứng với nhóm thực vật nào? Giải thích.
5

I

4
3

II

2
1

0

1

2

3

4

5

Ánh sáng

Hình a

III

5
4
3

IV

2
1

0

10

20

30

40

Nhiệt độ (t0C )

Hình b

2. Tại sao quá trình quang hợp ở thực vật C3 và thực vật CAM đều bị kìm hãm
do hàm lượng ôxi cao, nhưng ở thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng mà thực vật CAM lại
không có?

1

Câu 3 : (2,0 điểm)
1. Hệ số hô hấp (RQ) là gì? Hệ số hô hấp thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào?
2. Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Cơ chế
nào giúp thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời ? Vì sao một số thực vật ở
vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi?
Câu 4 : (2,0 điểm)
1. Người ta chia 30 chậu cây A cùng độ tuổi thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 10 cây đều
được xử lý một chế độ ánh sáng. Sau một tháng, số cây ra hoa của mỗi nhóm được nêu ở bảng dưới
đây:

Nhóm cây

Chế độ chiếu sáng/tối

Kết quả ra hoa

(I)

12h

12h

Tất cả 10 cây đều ra hoa

(II)

14h

10h

9 cây ra hoa và 1 cây không ra hoa

(III)

16h

8h

Cả 10 cây đều không ra hoa

Dựa vào các thông tin nêu trên, hãy cho biết:
a. Cây A là cây ngày ngắn hay cây ngày dài? Giải thích.
b. Nếu nhóm cây II được xử lý “1 phút bằng ánh sáng đỏ” vào giữa giai đoạn
tối còn nhóm cây III được xử lý “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng thì sau 1
tháng các cây trong các nhóm này có ra hoa hay không? Giải thích.
2. Dựa vào kiến thức về quá trình sinh trưởng, phát triển ở thực vật, hãy giải
thích ngắn gọn:
a. Tại sao những nhà vườn trồng quất cảnh muốn ra hoa kết quả đồng loạt vào
dịp tết nguyên đán người ta thường đào gốc quất lên khỏi mặt đất rồi trồng lại?
b. Tại sao vào mùa đông, người ta phải thắp đèn ở các vườn trồng thanh long?
c. Tại sao không nên sử dụng auxin tổng hợp nhân tạo đối với nông phẩm trực
tiếp làm thức ăn cho người?
Câu 5 : (2,0 điểm)
Cho 2 hiện tượng sau :
(1) Hoa Bồ công anh tán khép lại trong đêm và nở ra khi có ánh sáng .
(2) Hoa Hướng dương luôn hướng theo ánh sáng.
Hãy so sánh 2 hiện tượng trên.
2

Câu 6 : (2,0 điểm)
1. Tại sao thức ăn gần như không được hấp thu ở dạ dày mà chỉ được hấp thu
càng lúc càng mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng?
2. Vai trò chủ yếu của dạ dày trong tiêu hóa thức ăn là gì?
Câu 7 : (2,0 điểm)
1. Dựa vào kiến thức về hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và hệ thần kinh của côn trùng,
em hãy giải thích tại sao loài gián sau khi bị tách đầu ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng
sống thêm được khoảng 1 tháng không thức ăn hoặc 2 tuần không nước?
2. Hai nam thanh niên cùng độ tuổi, có sức khoẻ tương đương nhau và không
mắc bệnh tật gì. Một người thường xuyên luyện tập thể thao, còn người kia thì không
luyện tập. Ở trạng thái nghỉ ngơi, nhịp tim và lưu lượng tim ở người thường xuyên
luyện tập thể thao giống và khác so với ở người không luyện tập như thế nào? Vì
sao?
Câu 8 : (2,0 điểm)
Một người do ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận một lượng
NaCl và nước vượt quá nhu cầu của cơ thể. Hãy cho biết ở người này:
a. Huyết áp, thể tích dịch bào và thể tích nước tiểu thay đổi như thế nào? Giải
thích.
b. Hàm lượng renin, aldosteron trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 9 : (2,0 điểm)
1. Một sợi thần kinh có bao mielin, do bị tổn thương, bao mielin bao quanh sợi
này bị phá huỷ. Hãy cho biết:
a. Xung thần kinh lan truyền trên sợi này bị thay đổi như thế nào?
b. Khi sợi trục của sợi này bị đứt gãy, thì sự tái sinh của nó có bị ảnh hưởng
không? Giải thích.
2. Thuốc Nefedipine ức chế kênh Ca2+ trên màng sinh chất của tế bào cơ trơn.
Tại sao có thể sử dụng thuốc này để điều trị bệnh huyết áp?
Câu 10 : (2,0 điểm)
1. Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng. Em hãy cho biết:
a. Nồng độ hoocmon tuyến yên trong máu thay đổi như thế nào?
3

b. Chu kỳ kinh nguyệt có bị ảnh hưởng không? Giải thích.
2. Hãy giải thích tại sao trong suốt thời kỳ mang thai ở người sẽ không thể xảy
ra hiện tượng kinh nguyệt.
Câu 11 : (2,0 điểm)
Hãy giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:
1. Tại sao người bị bệnh tiểu đường thường khát nước, uống nước nhiều thường
thấy đói, ăn nhưng vẫn gầy ?
2.Tại sao mất nhiều máu sẽ sản sinh ra 1 lượng lớn aldosterol từ vỏ tuyến
thượng thận.
3.Tại sao tiết ADH có thể ảnh hưởng bởi môi trường nóng hay lạnh?
4. Tại sao những người bị tiểu đường lại thường tiểu tiện nhiều?
Câu 12 : (2,0 điểm)
Người ta cho rằng, có thể sử dụng đặc điểm đặc trưng về lục lạp và hệ sắc tố ở thực
vật để phân biệt cây C3 với cây C4.
a) Nhận định trên đúng hay sai?
b) Trình bày thí nghiệm kiểm chứng nhận định trên?
-----------------HẾT----------------

Người ra đề
( Họ và tên)

HUỲNH TẤN NGỌT
Điện thoại liên hệ: 0905 680 009

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

HỘI THI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

4

…………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
1
(2 điểm)

2
(2 điểm)

3
(2 điểm)

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC KHỐI 11

Nội dung
1.
Qua 6 số liệu ta thấy có mối liên quan rất chặt chẽ giữa động cơ phía trên và động cơ
phía dưới :
- Nếu động cơ phía trên lớn thì động cơ phía dưới cũng lớn và ngược lại (lấy ví dụ
trong bảng để minh họa)
- Cây hoa hồng và cây hướng dương có lượng dịch tiết như nhau (0,02 ml) nhưng
lượng nước thoát khác nhau (hồng: 6,2 ml; hướng dương: 4,8 ml) chứng tỏ các cây khác
nhau chủ yếu là vai trò quyết định của động cơ phía trên
2.
- Vụ lúa chiêm kéo dài khoảng từ tháng 1 đến tháng 5, lúc này cây lúa đang thời kì
sinh trưởng phát triển mạnh cần nhiều nước và phân (nitơ)
- Nhưng gặp thời điểm khô hạn cây lúa thiếu nước và phân nên chậm lớn, chỉ “lấp ló”
đầu bờ → ngang bờ. “Hễ nghe tiếng sấm” báo hiệu cơn mưa đầu mùa.
- Mưa giông đầu mùa thường có hiện tượng phóng điện trong tự nhiên → sấm chớp
đồng thời cũng làm cho N2 bị oxi hóa thành nguồn đạm (NO 3-) theo nước mưa cung cấp
cho cây. Cây lúa đang trong giai đoạn lớn cần nhiều nước và phân đang bị khô hạn gặp
mưa đầu mùa chỉ việc “phất cờ” mà lên
1.
- Mỗi đường cong: I, II, III, IV tương ứng với nhóm thực vật :
+ Đường cong II, IV ứng với thực vật C3.
+ Đường cong I, III ứng với thực vật C4.
- Giải thích:
+ Hình a: Thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn thực vật C3. (0,25 điểm).
+ Hình b: Ở nhiệt độ cao, thực vật C4 có cường độ quang hợp cao hơn thực vật C3.2.
- Quang hợp ở thực vật C3 và CAM đều bị kìm hãm bởi hàm lượng O 2 cao vì ở cả 2 loại
thực vật này quang hợp đều xảy ra ở 1 loại lục lạp có trong tế bào mô giậu.
- Thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng vì có enzim cố định CO 2 là rubisco, khi O2 cao nó có
hoạt tính oxi hóa  hô hấp sáng.
- Thực vật CAM:
+ Enzim cố định CO2 đầu tiên là PEP cacboxilaza chỉ có hoạt tính cacbôxil hóa.
+ Quá trình cố định CO2, khử CO2 có sự phân định về thời gian  không có hô hấp
sáng.
1.
- RQ: là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
- Hệ số hô hấp phụ thuộc vào: Đối tượng nghiên cứu (loài thực vật), nguyên liệu hô hấp,
các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, các cơ quan khác nhau ở các mô khác nhau của một
cây.
2.
- Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp:
+ Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước.
+ Cây trong điều kiện thiếu oxi.
- Cơ chế giúp thực vật thích ứng khi thiếu O2 tạm thời là hô hấp kị khí (đường phân và

5

Điểm

0,50
0,50

0,25
0,25

0,50

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,50

0,25
0,25

lên men).
- Một số thực vật (sú, vẹt, mắm,…) có khả năng sống được trong môi trường thường
xuyên thiếu oxi :
+ Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí, hạn chế độc do các chất sản sinh ra trong
điều kiện yếm khí.
+ Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ; có hệ
thống rễ thở mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí.
4
(2 điểm)

5
(2 điểm)

1.
- Thời gian tối tới hạn của của cây ngày ngắn là thời gian tối tối thiểu để để cây ra hoa.
Thời gian tối tới hạn của cây ngày dài là thời gian tối tối đa để cây ra hoa.
- Cây A là cây ngày ngắn do độ dài thời gian tối tới hạn mà cây A cần có để ra hoa là 1012 giờ.
- Nếu nhóm cây II được xử lý “1 phút bằng ánh sáng đỏ” vào giữa giai đoạn tối thì sau 1
tháng hầu hết các cây trong nhóm này sẽ không ra hoa vì ánh sáng đỏ kìm hãm sự ra hoa
của cây ngày ngắn.
- Nếu nhóm cây III được xử lý “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu sáng thì sau 1 tháng
hầu hết các cây trong nhóm này sẽ không ra hoa vì “1 phút tối” vào giữa giai đoạn chiếu
sáng không có ý nghĩa đối với sự ra hoa của cây.
2.
- Những nhà vườn trồng quất cảnh muốn ra hoa kết quả đồng loạt vào dịp tết nguyên đán
người ta thường đào gốc quất lên khỏi mặt đất rồi trồng lại nhằm hạn chế sự phát triển
của bộ rễ, gây tổn thương cho bộ rễ, làm giảm lượng hoocmôn xitokinin → cây sẽ ngừng
sinh trưởng chuyển sang phân hóa mầm hoa.
- Thanh long ra hoa vào mùa hè, mùa đông ban đêm dài hơn ban ngày, thanh long không
ra hoa. Vào mùa đông, phải thắp đèn ban đêm để cắt đêm dài thành hai đêm ngắn giúp
thanh long có thể ra hoa trái vụ.
- Không nên sử dụng auxin tổng hợp nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn
cho người vì không có enzim tự phân giải nên auxin tích lũy gây độc cho người.
(1) Hoa Bồ công anh vận động cảm ứng theo ánh sáng.
(2) Hoa Hướng dương vận động hướng sáng
- Đều là hình thức cảm ứng trả lời của thực vật trước tác nhân của môi trường
- Đều chịu tác động của tác nhân môi trường là ánh sáng
- Đều có sự tham gia của hoocmon thực vật auxin,...
- Giúp thực vật thích ứng được với các điều kiện biến động của môi trường.
Hướng động:

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,50

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

Ứng động:

Kích thích môi trường định hướng, đáp ứng Kích thích môi trường không định
của cây theo hướng xác định.
hướng, đáp ứng của cây không
theo hướng xác định.
Liên quan đến sự phân bố lại hàm lượng auxin Liên quan đến sự thay đổi sức căng
và sự sinh trưởng của tế bào.
trương nước và đồng hồ sinh học.

6

0,25

Có ở hầu hết thực vật.

Mang tính chủng loại.

Xảy ra chậm.

Xảy ra nhanh.

1.

6

0,25

0,25
0,25
0,25

(2 điểm)

7
(2 điểm)

8
(2 điểm)

9
(2 điểm)

10

- Thứ ăn không được hấp thu ở dạ dày vì chưa được tiêu hóa hóa học xong. Chỉ mới một phần
gluxit và protein được biến đổi thành những hợp chất tương đối đơn giản.
- Thức ăn được hấp thu mạnh ở những phần của ruột non kể từ sau tá tràng vì:
+ Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn giản.
+ Bề mặt hấp thu của ruột tăng lên rất lớn, nhờ các nếp gấp cực nhỏ của niêm mạc ruột mang
rất nhiều những lông hấp thu cực nhỏ.
2. Vai trò chủ yếu của dạ dày: Tiêu hóa cơ học (biến đổi thức ăn thành những phân tử nhỏ) tạo
điều kiện cho tiêu hóa hóa học.
1.
- Gián có hệ tuần hoàn hở, áp lực máu thấp, nên khi bị mất đầu máu không bị trào ra, ít
mất máu  sẽ có đủ thời gian để gắn liền vết thương; máu không có sắc tố hô hấp nên
không có nhiệm vụ mang oxi đến cho các tế bào.
- Gián hô hấp bằng hệ thống ống khí thông với bên ngoài qua các lỗ khí hai bên thành
bụng nên khi bị mất đầu, hô hấp vẫn diễn ra, các tế bào vẫn được cung cấp khí oxi để
hoạt động.
- Gián có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể cho
phép loài động vật này bay, chạy và phản ứng với tác động bên ngoài ngay cả khi đầu
mất → chính vì vậy gián có thể sống được thêm một thời gian.
2.
- Giống nhau: Người luyện tập thể thao thường xuyên và người không luyện tập thể thao
đều có lưu lượng tim không thay đổi.
- Khác nhau: Người luyện tập thể thao thường xuyên có nhịp tim giảm đi vì cơ tim của
những người người luyện tập thể thao khoẻ hơn người không luyện tập thể thao thường
xuyên, nên thể tích tâm thu của người luyện tập tăng lên hơn người không luyện tập, nhờ
vậy mà nhịp tim của họ giảm đi, lưu lượng tim bình thường mà vẫn đảm bảo cung cấp
đủ máu cho nhu cầu cơ thể.
- Huyết áp tăng do ăn mặn, uống nhiều nước → thể tích máu tăng → tăng huyết áp.
- Thể tích dịch bào do huyết áp tăng → gia tăng thể tích dịch ngoại bào.
- Lượng nước tiểu tăng: do huyết áp tăng → gia tăng áp lực lọc ở cầu thận → làm tăng
lượng nước tiểu.
- Hàm lượng renin và aldosteron trong máu không thay đổi vì renin và aldosteron được
tiết ra khi huyết áp thẩm thấu của máu tăng hoặc khi thể tích máu giảm.
1.
- Bao mielin bị phá huỷ nên xung thần kinh buộc phải dẫn truyền theo cơ chế của sợi
không có bao mielin → tốn nhiều năng lượng hơn → xung bị yếu, có thể không nhận
biết được thông tin của cơ thể.
- Bao mielin bị phá huỷ sẽ trở thành các vết sẹo rắn trên sợi thần kinh → cản trở quá
trình dẫn truyền xung thần kinh → xuất hiện nhiều triệu chứng cơ thần kinh (bệnh đa xơ
cứng).
- Bao mielin có vai trò quan trọng trong việc tái sinh dây thần kinh đối với dây thần
kinh ngoại biên, khi bao mielin bị phá huỷ, quá trình tái sinh dây thần kinh không thể
xảy ra hoặc bị cản trở làm chậm lại.
2. Khi ion Ca2+ vào tế bào cơ trơn trong mạch máu → co cơ trơn, co mạch máu.
Nefedipine ức chế kênh Ca2+ trên màng cơ trơn → dãn cơ trơn trên thành mạch máu,
mạch máu dãn → huyết áp giảm, do đó thuốc này dùng để điều trị bệnh cao huyết áp.
1. Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng:

7

0,50
0,50
0,50
0,50

0,50
0,25

0,25

0,50

0,50

0,50
0,50
0,50
0,50

0,50
0,50

0,50

0,50

(2 điểm)

11
(2 điểm)

12
(2 điểm)

- Nồng độ FSH và LH tăng lên do tuyến yên và vùng dưới đồi không bị ức chế ngược
bởi estrogen và progesteron.
- Chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra vì chu kỳ kinh nguyệt xảy ra do estrogen và
progesteron được buồng trứng tiết ra gây phát triển và bong lớp niêm mạc tử cung kèm
máu theo chu kì.
2.
- Sau khi trứng rụng, phần còn lại của nang trứng biến thành thể vàng tiết prôgestêron,
cùng với ơstrôgen sẽ tác động đến niêm mạc dạ con, làm niêm mạc dày lên, tích đầy máu
(có mạng lưới mao mạch dày đặc) để chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con.
- Nếu trứng không được thụ tinh (không có hợp tử, không có phôi), thể hoàng thoái
hoá đi → không còn prôgestêron → niêm mạc tróc ra → chảy máu : hiện tượng kinh
nguyệt.
- Nếu trứng được thụ tinh → hợp tử phát triển thành phôi bám chặt vào niêm mạc dạ
con hình thành nhau thai (để nuôi phôi). Nhau thai tiết HCG (hoocmôn kích dục nhau
thai) có tác dụng duy trì thể vàng → tiếp tục tiết prôgestêron → niêm mạc không bị tróc
→ không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt.
1. Người bị bệnh tiểu đường thường khát nước, uống nước nhiều thường thấy đói, ăn
nhưng vẫn gầy vì
- Gluco trong máu ( dịch ngoại bào) cao → tăng Ptt → uống nhiều nước→ đi tiểu nhiều.
- Không có gluco trong tế bào (dịch nội bào) → thiếu năng lượng→ gây đói, ăn nhiều
nhưng gầy.
2. Mất nhiều máu sẽ sản sinh ra 1 lượng lớn aldosterol từ vỏ tuyến thượng thận vì
- Mất máu gây giảm lượng máu trong mạch → giảm huyết áp → kích thích vỏ thận tiết
aldosterol.
- Aldosterol kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na, đào thải K→ tăng tái hấp thu nước
3. Tiết ADH có thể ảnh hưởng bởi môi trường:
- Môi trường nóng
- Do mồ hôi tiết ra làm mất nước→ hạ huyết áp, tăng Ptt→ kích thích thuỳ sau tuyến
yên tiết ADH, co động mạch thận → gây tái hấp thu nước.
4. Những người bị tiểu đường lại thường tiểu tiện nhiều vì
- Nồng độ đường trong máu cao tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ dịch mô vào
máu làm tăng thể tích máu dẫn đến tăng áp lực lọc máu ở cầu thận.
- Nồng độ đường cao trong máu tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ dịch mô vào
ống thận làm tăng lượng nước tiểu.
Người ta cho rằng, có thể sử dụng đặc điểm đặc trưng về lục lạp và hệ sắc tố ở thực vật
để phân biệt cây C3 với cây C4.
a) Nhận định trên là đúng, vì:
- Cây C3 chỉ có một loại lục lạp giống nhau ở các tế bào thịt lá. Cây C4 có 2 loại lục lạp ở
tế bào mô giậu có thylakoid rất phát triển, ít hạt tinh bột; lục lạp ở tế bào bao bó mạch có
thylakoid kém phát triển và có nhiều hạt tinh bột.
0,25đ
- Tỷ lệ diệp lục a/b ở cây C3 luôn nhỏ hơn 3 trong khi ở cây C4 luôn lớn hơn 3.
0,25đ
b) Thí nghiệm kiểm chứng:
- Dựa vào đặc điểm giải phẫu: Cắt ngang lá để có được lát cắt thật mỏng, xử lý mẫu để
loại bỏ sắc tố, nhuộm mẫu bằng thuốc nhuộm thích hợp, quan sát tiêu bản bằng kính hiển
vi, cây C4 có các tế bào bao bó mạch với nhiều hạt tinh bột nhuộm màu đậm, cây C3
không rõ màu.

8

0,25
0,25

0,50

0,50

0,50

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,50

0,50
0,50
0,50

- Dựa vào tỷ lệ diệp lục a/b: Tách chiết sắc tố lá bằng dung môi hữu cơ, sau đó xác định
hàm lượng diệp lục a và b, tính toán để xác định tỷ lệ diệp lục a/b và đưa ra kết luận.
0,25đ

--------------Hết---------------

Người ra đề
( Họ và tên)

HUỲNH TẤN NGỌT
Điện thoại liên hệ: 0905 680 009

9