Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề tham khảo Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2020 - Bộ GD&ĐT

9c9f5d7712892739683ef57f3fd3f795
Gửi bởi: Khoa CNTT - HCEM 15 tháng 2 2022 lúc 15:05:58 | Được cập nhật: 27 tháng 4 lúc 5:10:43 | IP: 100.116.18.43 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 179 | Lượt Download: 4 | File size: 0.116972 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Những lưu ý trước khi làm bài:

  • Nội dung đề: Đề tham khảo Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2020, do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 07/05/2020.

  • Thời gian thi là 50 phút. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo em có đủ thời gian thi và kết nối internet ổn định; đồng thời chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm bài như máy tính, giấy bút... để sẵn sàng thi một cách nghiêm túc nhất. 

  • Ngay sau khi nộp bài, các em sẽ được thông báo kết quả chi tiết về bài làm của mình.

Chúc các em thành công!

[NOIDUNG]

Câu 1: Cơ quan nào sau đây của thực vật sống trên cạn có chức năng hút nước từ đất?
A. Rễ.    B. Thân.    C. Lá.    D. Hoa.
Câu 2: Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?
A. Thằn lằn.    B. Ếch đồng.    C. Cá chép.    D. Sư tử.
Câu 3: Axit amin là nguyên liệu để tổng hợp nên phân tử nào sau đây?
A. mARN.    B. tARN.    C. ADN.    D. prôtêin.
Câu 4: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng gen trên NST?
A. Đa bội. B. Đảo đoạn NST. C. Lặp đoạn NST. D. Lệch bội.
Câu 5: Ở sinh vật lưỡng bội, thể đột biến nào sau đây mang bộ NST 3n?
A. Thể tam bội. B. Thể ba. C. Thể tứ bội. D. Thể một.
Câu 6: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac ở vi khuẩn E. coli, prôtêin ức chế do gen nào sau đây mã hóa?
A. Gen điều hòa. B. Gen cấu trúc Z. C. Gen cấu trúc Y. D. Gen cấu trúc A.
Câu 7: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bỏ sát cổ ngự trị ở đại
A. Trung sinh. B. Tân sinh. C. Cổ sinh. D. Nguyên sinh.
Câu 8: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể không thuần chủng?
A. AAbb. B. AaBb. C. AABB. D. aaBB.
Câu 9: Quan hệ giữa lúa và có trong một ruộng lúa thuộc quan hệ
A. hợp tác. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. cạnh tranh.
Câu 10: Động vật nào sau đây có NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO?
A. Thỏ. B. Châu chấu. C. Gà. D. Ruồi giấm.
Câu 11: Đối tượng được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền liên kết gen là
A. đậu Hà Lan. B. ruồi giấm. C. lúa. D. gà.
Câu 12: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây không có mao mạch?
A. Tôm sông. B. Cá rô phi. C. Ngựa. D. Chim bồ câu.
Câu 13: Trong chọn giống, người ta có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để tạo ra các cây con có kiểu gen giống cây mẹ?
A. Gây đột biến. B. Lai khác dòng. C. Công nghệ gen. D. Giâm cành.
Câu 14: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể được gọi là
A. nhóm tuổi. B. mật độ cá thể. C. tỉ lệ giới tính. D. kích thước quần thể.
Câu 15: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô \rightarrow Sâu ăn lá ngô \rightarrow Nhái \rightarrow Rắn hổ mang \rightarrow Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, nhái thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 2. B. cấp 4. C. cấp 1. D. cấp 3.
Câu 16: Coren phát hiện ra hiện tượng di truyền ngoài nhân nhờ phương pháp
A. lai thuận nghịch. B. gây đột biến. C. lai phân tích. D. phân tích bộ NST.
Câu 17: Nhân tố nào sau đây có thể thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định?
A. Di – nhập gen. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến.
Câu 18: Tập hợp sinh vật nào sau đây là 1 quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây trong rừng Cúc Phương. B. Tập hợp cá trong hồ Gươm. C. Tập hợp chim trên 1 hòn đảo. D. Tập hợp cây thông nhựa trên 1 đồi thông.
Câu 19: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 20: Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là
A. đột biến gen.   B. đột biến cấu trúc NST. C. thường biến. D. đột biến số lượng NST.
Câu 21: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Di – nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 22: Hoạt động nào sau đây của con người làm giảm nộng độ CO2 trong khí quyển, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính?
A. Trồng rừng và bảo vệ rừng. B. Sử dụng than đá làm chất đốt. C. Sử dụng dầu mỏ làm chất đốt. D. Đốt các loại rác thải nhựa.
Câu 23: Có bao nhiêu biện pháp sau đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng?

I. Bón phân, tưới nước hợp lí.

II. Chọn giống có cường độ quang hợp cao.

III. Trồng cây với mật độ thích hợp.

IV. Trồng cây đúng mùa vụ.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24: Một quần thể gồm toàn cá thể có kiểu gen Aa. Theo lí thuyết, tần số alen a của quần thể này là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,4. D. 0,5.
Câu 25: Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN có anticôđon 3’XUG5’ sẽ vận chuyển axit amin được mã hóa bởi triplet nào trên mạch khuôn?
A. 3’XTG5’. B. 3’XAG5’. C. 3’GTX5’. D. 3’GAX5’.
Câu 26: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đay sai?   A. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.   B. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp.   C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp.   D. Trong điều kiện thiếu ôxi, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí. Câu 27: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được 1 cá thể thuộc loại này có bộ NST gồm 9 chiếc, trong đó có 1 cặp gồm 3 chiếc. Cá thể này thuộc thể đột biến nào?
A. Thể một. B. Thể tứ bội. C. Thể ba. D. Thể tam bội.
Câu 28: Khi nói về tiêu hóa ở động vật nhai lại, phát biểu nào sau đây là sai?   A. Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.   B. Dạ múi khế tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin.   C. Xenlulôzơ trong cỏ được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ.   D. Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này. Câu 29: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cây thuần chủng thân cao, hoa đỏ có kiểu gen nào sau đây?
A. AABB. B. AaBb. C. AaBB. D. AABb.
Câu 30: Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 1?
A. \frac{\text{Ab}}{\text{ab}} \times \frac{\text{aB}}{\text{ab}}. B. \frac{\text{Ab}}{\text{ab}} \times \frac{\text{aB}}{\text{aB}}. C. \frac{\text{AB}}{\text{aB}} \times \frac{\text{Ab}}{\text{ab}}. D. \frac{\text{aB}}{\text{ab}} \times \frac{\text{ab}}{\text{ab}}.
Câu 31: Một gen ở sinh vật nhân sơ gồm 1200 cặp nuclêôtit trong đó có 480 nuclêôtit loại ađênin. Trên mạch 1 của gen có ađênin chiếm 10% số nuclêôtit của mạch, trên mạch 2 có 300 nuclêôtit loại guanin. Tỉ lệ \frac{G + T}{A + X} của mạch 2 là
A. 1/3. B. 2/3. C. 5/7. D. 7/13.
Câu 32: Một loài thực vật, hình dạng quả do 2 cặp gen A, a và B, b cùng quy định. Phép lai P: cây quả dẹt \times cây quả dẹt, thu được F1 có tỉ lệ 9 cây quả dẹt : 6 cây quả tròn : 1 cây quả dài. Cho 2 cây quả tròn F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 có thể là
A. 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả dài. B. 1 cây quả dẹt : 1 cây quả dài . C. 2 cây quả dẹt : 1 cây quả tròn : 1 cây quả dài. D. 1 cây quả tròn : 1 cây quả dài.
Câu 33: Một loài thực vật, màu hoa do cặp gen A, a quy định, kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen Aa quy định hoa hồng, kiểu gen aa quy định hoa vàng; hình dạng quả do cặp gen B, b quy định. Phép lai P: cây hoa đỏ, quả bầu dục \times cây hoa vàng, quả tròn, thu được F1 gồm 100% cây hoa hồng, quả tròn. Cho 1 cây F1 giao phấn với cây M cùng loài, thu được F2 có 12,5% cây hoa đỏ, quả tròn : 25% cây hoa hồng, quả tròn : 25% cây hoa hồng, quả bầu dục : 12,5% cây hoa vàng, quả tròn : 12,5% cây hoa vàng, quả bầu dục : 12,5% cây hoa đỏ, quả bầu dục. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, quả bầu dục, thu được đời con. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A. 1 : 1 : 1 : 1. B. 9 : 3 : 3 : 1. C. 3 : 3 : 1 : 1. D. 3 : 1.
Câu 34: Hình dưới đây mô tả một giai đoạn của 2 tế bào cùng loài đang trong quá trình giảm phân:

Giả sử tế bào sinh trứng có 1 cặp NST không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 bình thường; tế bào sinh tinh giảm phân bình thường. Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp giữa các loại giao tử của 2 tế nào này có thể có bao nhiêu NST?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 8.

Câu 35: Một loài thực vật, xét 2 gen nằm trên cùng 1 NST, mỗi gen quy định 1 tính trạng và mỗi gen đều có 2 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1. Cho biết hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Theo lí thuyết, khi nói về F1, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mỗi tính trạng đều có tỉ lệ kiểu hình là 3:1. B. Kiểu hình trội 2 tính trạng luôn chiểm tỉ lệ lớn nhất. C. Kiểu hình trội 1 trong 2 tính trạng có 5 loại kiểu gen. D. Có 2 loại kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.
Câu 36: Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh quy định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái; gen này nằm trên NST thường. Cho các cừu đực không sừng lai với các cừu cái có sừng, thu được F1. Cho các cừu đực F1 giao phối với các cừu cái có sừng, thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình F2
A. 75% cừu có sừng : 25% cừu không sừng. B. 100% cừu có sừng. C. 50% cừu có sừng : 50% cừu không sừng. D. 100% cừu không sừng.
Câu 37: Giả sử 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen \frac{\text{Ab}}{\text{aB}}\text{Dd}, giảm phân tạo ra 4 loại giao tử. Biết rằng cặp Dd không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. ABDd, AbDd, aB, ab hoặc AB, Ab, aBDd, abDd. B. ABDD, AbDD, aB, ab hoặc AB, Ab, aBdd, abdd. C. ABDd, Ab, AB, abDd hoặc AB, AbDd, ABDd, ab. D. ABDd, AbDd, aBD, abd hoặc ABd, AbD, aBDd, abDd.
Câu 38: Một loài thú, phép lai P:♀\frac{\text{Ab}}{\text{aB}}Dd\ \times ♂\ \frac{\text{Ab}}{\text{aB}}\text{Dd}, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1 có 0,25% số cá thể có kiểu hình lặn 3 tính trạng. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cá thể có kiểu hình trội 2 trong 3 tính trạng ở F1 chiếm tỉ lệ
A. 38,25%. B. 36,00%. C. 30,75%. D. 48,75%.
Câu 39: Một quần thể động vật giao phối, màu cánh do 1 gen có 4 alen nằm trên NST thường quy định. Alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, A3, A4; alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3, A4; alen A3 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định cánh trắng. Khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền có 51% cá thể cánh đen : 13% cá thể cánh xám : 32% cá thể cánh vàng : 4% cá thể cánh trắng. Cho các cá thể cánh xám của quần thể này giao phối ngẫu nhiên, thu được đời con. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con có
A. 12/169 số cá thể cánh vàng. B. 122/169 số cá thể cánh đen. C. 133/169 số cá thể cánh xám. D. 16/169 số cá thể cánh trắng.
Câu 40: Cho phả hệ sau:

Cho biết mỗi bệnh do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định, 2 gen này đều nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X và các gen liên kết hoàn toàn. Cho các phát biểu về phả hệ như sau:

I. Xác định được tối đa kiểu gen của 12 người.

II. Người số 1 và người số 14 có thể có kiểu gen giống nhau.

III. Xác suất sinh con trai đầu lòng chỉ bị bệnh M của cặp 13 – 14 là 25%.

IV. Người số 6 có thể có kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

------------------------------ HẾT ------------------------------