Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 8 trường THCS Trần Quốc Toản năm 2019-2020

0a66ba17c8306573c27e024d14bf87f0
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 10 tháng 9 2021 lúc 22:07:06 | Được cập nhật: 6 tháng 5 lúc 16:41:21 | IP: 113.165.207.93 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 74 | Lượt Download: 0 | File size: 0.026376 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN KÌ THI KSCL HỌC KỲ II Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề gồm 01 trang) Câu 1 (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: « Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo ». Đạo là lẽ đối xử trong cuộc sống hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính trị học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. (Trích Ngữ văn 8, tập 2) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết theo thể văn nào? Nêu những hiểu biết của em về thể văn đó. c. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về mục đích và phương pháp học của bản thân. Trong đó có sử dụng câu phủ định, gạch chân câu phủ định đó. Câu 2 (2,0 điểm) a. Chép thuộc lòng bản dịch thơ bài “Tức cảnh Bác Pó ” của Hồ Chí Minh. b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ cuối của bài thơ. Câu 3 (5,0 điểm) Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn vi phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Câu HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN KÌ THI KSCL HỌC KỲ II Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn lớp 8 ( Đáp án gồm 02 trang) Đáp án a. (0,5 điểm) + Nêu đúng tên văn bản: Bàn luận về phép học + Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp b. (0,75 điểm) + Nêu đúng thể tấu + Nêu được các đặc điểm của thể tấu: - Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. - Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu. c. (1,75 điểm) 1 (3,0đ) - Viết đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo đủ số câu, không mắc lỗi - Nêu được suy nghĩ của bản thân về mục đích và phương pháp học: + Xác định được mục đích học tập đúng đắn: Học tập, tu dưỡng để có tri thức góp phần xây dựng quê hương đất nước… + Từ đó cần có các phương pháp học tập phù hợp, đúng đắn để có kết quả cao trong học tập: Chủ động tích cực trong học tập, có thời gian biểu hợp lý, học đi đôi với hành, biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống…; phê phán lên án các kiểu học vẹt, học tủ… chạy theo thành tích…. - Sử dụng đúng câu phủ định - Gạch chân câu đã sử dụng Câu 2 (2,0đ) a. Chép thuộc lòng bài thơ - BPNT liệt kê " cháo bẹ, rau măng,, - Tác dụng: + Giúp người đọc nhận thức toàn diện cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác còn thiếu thốn, khó khăn... Điểm 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 1,0 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 3 (5,0đ) + Thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, vui tươi của Bác. - Hình thức: Viết đúng bài văn nghị luận xã hội, dung lượng đảm bảo; bố cục cân đối, rõ ràng, chữ viết và trình bày cẩn thận sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt 1. Mở bài: - Nước ta đã bước vào thời kì hội nhập. Vì thế cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì ngành công nghệ thông tin cũng phát triển vượt bậc. Bên cạnh những tiện ích thì Internet cũng có những mặt trái của nó. - Đặc biệt, là trò chơi điện tử - món tiêu khiển hấp dẫn đã khiến nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này? 2. Thân bài: (4 điểm) a/ Giải thích: Trò chơi điện tử là gì? - Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”. - Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử (thường được gọi là game). b/ Hiện trạng - Biểu hiện: - Ta có thể thấy ở bất kì đâu trên khắp nẻo đường, từ thành thị đên nông thôn những quán internet mọc lên như nấm. - Món tiêu khiển hấp dẫn này đã thu hút nhiều đối tượng, trong đó nhất là học sinh. - Học sinh có thể ngồi hàng ngày, hàng giờ trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi như: liên minh huyền thoại, nông trại, thời trang, nấu ăn, đảo rồng… quên cả thời gian, quên ăn, quên học. c/ Nguyên nhân: - Do ý thức bản thân, ham mê quá mức và chưa xác định được động cơ và mục đích học tập. - Do cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng hoặc quá tin tưởng vào con, không quan tâm đến con. - Thích chinh phục khám phá để trở thành người giỏi nhất, để bạn bè tôn vinh và bái phục - Do buồn chán hoặc bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, không tự chủ được bản thân d/ Hậu quả: - Ảnh hưởng tới sức khỏe như: mắt bị mỏi, nặng hơn là bị cận thị, sức khỏe giảm sút nhanh chóng. - Tốn tiền của gia đình một ích vô ích có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người (nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người). - Học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém. 0,5 0,5 0,25 0,5 0,75 1,0 1,0 - Trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô. e/ Biện pháp: - Học sinh phải xác định được nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách, không lãng phí thời gian vào trò chơi vô bổ, thậm chí có hại, biết chế ngự, kìm nén bản thân để không xa vào những trò chơi chết người đó. - Cần có sự quan tâm thường xuyên của gia đình, sự quản lý của nhà trường và xã hội, để giúp cho con em mình tránh xa những đam mê tai hại đó. - Nhà trường cần giáo dục, phối hợp thế hệ trẻ tạo ra những sân chơi bổ ích có trí tuệ để tất cả các bạn đều tham gia. 3. Kết bài: - Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác. - Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó. 0,75