Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 8 trường THCS Tân Châu năm 2018-2019

cec6848fffe0088fa18844f106011cd1
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 10 tháng 9 2021 lúc 22:12:30 | Được cập nhật: 1 tháng 5 lúc 6:41:44 | IP: 113.165.207.93 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 153 | Lượt Download: 0 | File size: 0.029803 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD - ĐT KHOÁI CHÂU TRƯỜNG THCS TÂN CHÂU ---------------§Ò chÝnh thøc §Ò kiÓm tra chÊt lƯîng häc k× Ii N¨m häc 2018 - 2019 M«n: Ngữ Văn – Lớp 8. Thêi gian: 90 phót (Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) ------------------------------ ĐỀ 1 I. TRẮC NGHIỆM(2 điểm) Chọn nội dung đáp án đúng nhất và chép vào bài làm. Câu 1. Bài thơ “Khi con tu hú ” là sáng tác của tác giả nào? A. Thế Lữ B. Hồ Chí Minh C Vũ Đình Liên D. Tố Hữu Câu 2. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”(Quê hương – Tế Hanh) A. Nhân hóa- Ẩn dụ B. Ẩn dụ- So sánh C.Hoán dụ- So D. So sánh- Nói sánh quá Câu 3. Bài thơ nào nói về nỗi nhớ tiếc quá khứ vàng son oanh liệt và khao khát tự do? A. Nhớ rừng B. Khi con tu hú C. Quê hương D. Tức cảnh Pác Bó Câu 4. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta” là? A. Yêu nước, đánh kẻ bạo ngược. B. Diệt trừ các thế lực tàn bạo, ngang ngược ngoài xã hội. C. Yên dân, trừ kẻ bạo ngược. D. Làm cho cuộc sống của nhân dân được yên ổn. Câu 5. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ nào? A. Tự do B.Thất ngôn tứ tuyệt C. Ngũ ngôn D. Thất ngôn bát cú Câu 6."Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy." là kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán Câu 7. Trong văn nghị luận, yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò gì? A. Giúp cho việc trình bày các luận điểm luận cứ chặt chẽ hơn,gợi tình cảm cảm xúc. B. Giúp cho việc trình bày các luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động, thuyết phục hơn C. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu. D. Giúp cho bài văn nghị luận mạch lạc hơn. Câu 8. Những phương thức biểu đạt được Nguyễn Ái Quốc sử dụng trong “Thuế máu”? A. Nghị luận + Tự sự + Biểu cảm C. Nghị luận + Tự sự + Miêu tả B. Nghị luận + Miêu tả + Biểu cảm D. Nghị luận + Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm II. TỰ LUẬN (8 điểm): Câu 1.(2điểm) Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dậy bên lòng” a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành đoạn thơ 4 câu? b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào? c. Đoạn thơ có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì? d. Tiếng chim tu hú ở cuối bài có ý nghĩa gì? Câu 2. (1điểm) Phát hiện lỗi diễn đạt cho các câu văn sau và chữa lại các lỗi đó. a. Tố Hữu là một nhà thơ lớn,ông đã để lại hàng trăm bài văn tuyệt tác. b. Trong bóng đá nói chung và thể thao nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. Câu 3.(5 điểm) Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học vẹt, học tủ của học sinh? -------------------Hết--------------------PHÒNG GD - ĐT KHOÁI CHÂU HƯỚNG DẪN CHẤM kiÓm tra chÊt lîng häc k× II TRƯỜNG THCS TÂN CHÂU ---------------N¨m häc 2018 - 2019 §Ò chÝnh thøc M«n: Ngữ Văn – Líp 8 -----------------------------I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) – Đúng mỗi ý được 0,25điểm. 1 2 3 4 5 6 7 8 D A A C C B B D II. TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1. (2 điểm) a) Chép đúng các câu thơ tiếp (0.5 đ) Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu! b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tu hú củaTố Hữu (0.25 đ) c) Đoạn thơ vừa chép có hai câu cảm thán: (0.5 đ) Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu! Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc d) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải......(0,75đ) Câu 2 (1điểm) Chú ý đến mối quan hệ lô-gic giữa các vế câu. a. Lỗi:nhà thơ lớn –bài văn tuyệt tác(hiểu nhầm nghĩa của từ) Thay: từ bài văn -> bài thơ hoặc nhà thơ -> nhà văn Câu được sửa:Tố Hữu là một nhà thơ lớn,ông đã để lại hàng trăm bài thơ tuyệt tác.(0,5đ) b. Lỗi: bóng đá nghĩa hẹp hơn từ thể thao. Thay: thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Câu được sửa:Thể thao nói chung và bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công..(0,5đ) Câu 3:(5 điểm)Yêu cầu về nội dung: a, Mở bài: (0,5 điểm) -Giới thiệu về vấn đề học tủ, học vẹt hiện nay của học sinh. b, Thân bài:(4 điểm) *Giải thích -Học tủ: cách học tập trung vào một số bài,một số mảng kiến thức để phục vụ cho bài kiểm tra, bài thi. Học vẹt: ghi nhớ một cách máy móc,học thuộc lòng nhưng không hiểu nội dung bản chất kiến thức *Biểu hiện: - Học sinh thương tập trung cách học thuộc lòng theo bài mẫu,không hiểu nội dung kiến thức một cách hệ thống toàn diện,lệ thuộc hoàn toàn vào tài liệu, sách vở... - Từ học tủ, học vẹt sẽ xảy ra hiện tượng học đối phó.. * Nguyên nhân -Do người học chưa xác định được mục tiêu động cơ học tập đúng đắn. -Do người học thiếu phương pháp học tập, học một cách thụ động coi kết quả học tập chỉ là điểm số trong bài thi -Do áp lực học tập, bệnh thành tích của một só phụ huynh, nhà trường -Ý thức học sinh lười biếng, chểnh mảng mải chơi ->Khi thi cử phải học vẹt, học tủ. *Tác hại - Kết quả học tập kém,quan niệm sai lầm về học tập. - Người học thiếu kiến thức kĩ năng để làm việc. - Hao tổn tiền bạc,thời gian... * Giải pháp - Mọi học sinh cần xác định mục đích học đúng đắn(tự trang bị kiến thức thường xuyên...) - Xây dựng phương pháp học tập chuẩn:học đi đôi với hành. c. Kết bài:(0,5đ) Khẳng định lối học thật sự để biết,để làm. Loại trừ, phê phán lối học vẹt, học tủ. -------------------------------------