Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 8 trường THCS Quảng Phúc năm 2019-2020

cd24b441649fa3445eec11e00d41e476
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 10 tháng 9 2021 lúc 21:59:55 | Được cập nhật: 1 tháng 5 lúc 6:41:28 | IP: 113.165.207.93 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 63 | Lượt Download: 0 | File size: 0.021495 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS QUẢNG PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ tên:…………………………………………………………………... Lớp : …………. Mã đề: 02 Phần I. Đọc hiểu (4đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan sự nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác? (1đ) Câu 2. Tìm câu nêu luận điểm? Nhận xét cách lập luận của tác giả? (1,5đ) Câu 3. Nêu nội dung chính của đọan văn? (0,5đ) Câu 4. Hãy so sánh thể loại của văn bản với thể Tấu? (1đ) Phần II. Tạo lập văn bản Câu 1 (2đ): Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp một đoạn văn diễn dịch khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của mình về việc sử dụng thời gian trong cuộc sống, trong đó có sử dụng một câu phủ định. (Gạch chân dưới câu phủ định đó.) Câu 2 (4đ): Hãy chứng minh văn bản “Nước Đại Việt ta” (Trích “Bình ngô đại cáo”) của Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ lòng yêu nước của tác giả. Đề 2 Nội dung cần đạt I. Phần I. Đọc – hiểu Câu 1 2 3 4 - Văn bản: Chiếu dời đô - Hoàn cảnh: Năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội) - Câu văn nêu luận điểm: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. - Cách lập luận: chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, kết hợp giữa lí và tình hài hòa - Nội dung chính của đoạn văn: Lí do phải dời đô So sánh thể loại của văn bản với thể Tấu * Giống: - Đều là văn chính luận, thường dùng lối văn biền ngẫu - Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén * Khác: - Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh - Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa II. Phần II: Tạo lập văn bản Câu 1. Điểm 4.0 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 6.0 2.0 0,5 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng đoạn văn diễn dịch (8-10 câu) - Sử dụng đúng câu chủ đề, lập luận chặt chẽ, rõ ràng. - Trình bày sạch sẽ, sáng sủa, diễn đạt lưu loát, hành văn trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Thể hiện được tư duy sáng tạo của người viết. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Câu chủ đề - Thời gian là thứ tiền bạc không thể mua được, một đi không trở lại - Thời gian giúp con người tích lũy được giá trị cả về vật chất, tinh thần; giúp con người thay đổi suy nghĩ, tình cảm - Phê phán nhóm người còn sử dụng thời gian vào những việc vô bổ - Liên hệ bản thân về việc sử dụng hợp lí thời gian cho việc học. Phải biết quý trọng và sử dụng thời gian hợp lí, hiệu quả - Sử dụng và chỉ rõ câu phủ định 0,25 I. Yêu cầu về kỹ năng, hình thức: 0,5 Câu 2. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4.0 - Kiểu bài: Nghị luận chứng minh. - Vấn đề cần chứng minh: Lòng yêu nước của Nguyễn Trãi. - Phạm vi dẫn chứng: Văn bản: Nước Đại Việt ta II. Yêu cầu cơ bản về kiến thức: 1. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - Nêu vấn đề: Nước Đại Việt ta đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả 2. Thân bài: a. Tư tưởng nhân nghĩa - Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước, thương dân. - Cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo. Đây là tư tưởng lấy dân làm gốc -> Tư tưởng mới mẻ, tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và truyền thống đạo lí dân tộc b. Quan niệm về quốc gia dân tộc - Nền văn hiến - Phạm vi lãnh thổ - Phong tục tập quán - Lịch sử triều đại - Anh hùng hào kiệt -> Quan niệm về quốc gia, dân tộc được mở rộng, tiến bộ và sâu sắc c. Lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc - Liệt kê một loạt những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, những thất bại thảm hại của kẻ xâm lược -> Khẳng định sức mạnh dân tộc và là lời cảnh cáo, đe dọa đầy sức nặng đến những kẻ tham lam có ý định xâm chiếm nước ta 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề... - Liên hệ... * Lưu ý: Hướng dẫn chấm: Đáp án mang tính định hướng các ý cơ bản. Giám khảo cần linh hoạt để chấm điểm cho học sinh. TTVG, ngày 15/6/2020 Người thực hiện TTCM duyệt 0,25 3.0 1.0 1.0 1.0 0,25 Phạm Thị Lệ Hằng Nguyễn Thị Thúy Hằng