Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề khảo sát vào 10 Ngữ văn lớp 9 trường THCS Liên Trung

26c277d8a24ce22b61c31ecd73e6a00b
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 12 tháng 1 2022 lúc 18:30:34 | Được cập nhật: 16 giờ trước (1:49:05) | IP: 14.185.25.223 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 371 | Lượt Download: 6 | File size: 0.02344 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

PHÒNG GD và ĐT ĐAN PHƯỢNG

TRƯỜNG THCS LIÊN TRUNG

ĐỀ KHẢO SÁT THI VÀO LỚP 10

Môn : Ngữ Văn

Thời gian: 120 phút

Phần I: (7 điểm) Cho đoạn trích sau:

Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng.Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.” (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)

Câu 1(1điểm).: Nhân vật "anh""con bé" trong đoạn trích trên là những ai? Tại sao trong đoạn trích trên, nhân vật con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”?

Câu 2(0,5điểm).: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.”?

Câu 3(1,5điểm).: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề?

Câu 4(0,5điểm).Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.

Câu 5(3,5điểm). Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật "con bé" dành cho ba trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”; trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một phép nối. (Gạch chân và chú thích rõ)

Phần II(3,0 điểm).Đọc đoạn trích sau và thức hiện yêu cầu bên dưới:

Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực.”(Hương Tâm, Tri thức là sức mạnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Câu 1(0,5điểm). Xác định một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn trên, chỉ rõ từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết.

Câu 2(0,5điểm). Theo tác giả, nước ta muốn phát triển giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới thì cần phải có điều gì?

Câu 3(2điểm). Từ nội dung đoạn trích, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vấn đề: vai trò của tri thức với sự phát triển của thế hệ trẻ.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Yêu cầu Điểm
Phần I: (7 điểm)

Câu 1

1 điểm

- Nhân vật "anh""con bé" trong đoạn trích trên là ông Sáu và bé Thu.

- Vì:

+ Lúc đầu, bé Thu ngơ ngác, lạ lùng vì không nhận ra ba sau tám năm xa cách do vết thẹo khiến ông Sáu khác với người ba trong ảnh.

+ đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”dođược bà ngoại giải thích, bé Thu nhận ra ba và biểu hiện mãnh liệt tình cảm dành cho ba .

0,5 đ

0,25 đ

(0,25đ)

Câu2

0,5 điểm

- Thành phần biệt lập tình thái

- “chắc"

0,25 đ

0,25 đ

Câu 3

1,5 điểm

- Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống thứ 1: Ông Sáu trở về sau tám năm xa cách nhưng bé Thu lại không nhận ra ba, đến khi cô bé nhận ra thì là lúc ông Sáu phải lên đường.

- Ý nghĩa của tình huống: Bộc lộ tình yêu ba mãnh liệt của bé Thu.

- Ý nghĩa chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh”:

+ vết thẹo là vết thương trên thân thể ông Sáu- một phần chứng tích của chiến tranh cho thấy ông Sáu đã hi sinh và cống hiến một phần thân thể mình cho tổ quốc, nó cũng cho thấy sự ác liệt của chiến tranh.

+ vì vết thẹo mà bé Thu không nhận ra cha -> tố cáo chiến tranh gây nên những tình huống éo le. Sau khi nhận ra cha, em hôn lên cả vết thẹo như sự chuộc lỗi, bộc lộ tình thương, tình yêu mãnh liệt đối với cha.

→ chi tiết “vết thẹo” có vai trò vô cùng quan trọng. nếu không có thì cốt truyện sẽ không phát triển được hoặc phát triển theo chiều hướng khác.

->Là sự khẳng định tình yêu bé Thu dành cho cha, khẳng định tình cha con sâu nặng -> bộc lộ chủ đề của tác phẩm.

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Câu 4

0,5đ

  • Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật

0,25 đ

0,25 đ

Câu 4

3,5 điểm

Học sinh có nhiều cách diễn đạt để hoàn thành đoạn văn nhưng cần biết triển khai lí lẽ và dẫn chứng hợp lí:

* Về nội dung: 2đ

- Hoàn cảnh của bé Thu: sinh ra trong thời chiến tranh, xa cha suốt 8 năm, chỉ biết cha qua tấm ảnh.

- Trước khi nhận ra ông Sáu là ba: tình yêu cha được thể hiện ở việc bảo vệ người cha trong ảnh, nhất quyết từ chối mọi tình cảm và sự quan tâm của ông Sáu, không gọi ông Sáu là ba. (dẫn chứng)

  • Cô bé bướng bỉnh, ương ngạnh và cứng đầu → Tình cảm chân thật nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi, chỉ yêu khi biết chắc đó là ba mình.

- Sự ương ngạnh của Thu không đáng trách do Thu còn quá nhỏ chưa hiểu hết những éo le của chiến tranh, người lớn cũng chưa kịp chuẩn bị trước cho nó những điều ấy.

- Khi nhận ra ông Sáu là ba:

+ Do được bà ngoại giải thích về vết sẹo, béThu đã nhận ra ông Sáu là cha.

+ Trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của cô bé đột ngột thay đổi.

+ Hiểu lầm được gỡ bỏ → sự ân hận giày vò → tình yêu với ba bùng cháy mãnh liệt trong buổi chia tay được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động : gọi ba, chạy nhanh tới ôm ba hôn ba cùng khắp, níu giữ ba ở lại, đòi ba mua cây lược (dẫn chứng cụ thể).

  • Tình cảm dành cho ba sâu sắc, mạnh liệt khiến người khác cảm động.

- Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện, ngôi kể, miêu tả tâm lí trẻ em…

* Về hình thức:1.5Đ

- Đạt yêu cầu về số câu và kiểu đoạn văn tổng phân hợp.

- Có sử dụng một câu ghép và phép nối (Nếu không chú thích rõ ràng thì không cho điểm)

0,25

0,25

0,5

0,5

1

Phần II( 3đ)

Câu 1(0,5điểm)

Học sinh chỉ ra được phép liên kết trong đoạn: Phép lặp, hoặc thế

Chỉ ra từ ngữ: lặp ( Họ) hoặc thế không ít người- họ,

Câu 2( 0,5 điểm)

Hs trả lời được: cần có biết bao nhà tri thức tài năng trên mọi lĩnh vực.

Câu 3;

* Nội dung: Đoạn văn có nhiều cách viết nhưng cần đảm bảo các ý sau

- Giải thích khái quát tri thức là gì? (là hiểu biết của bản thân về mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

- đánh giá vai trò của tri thức với sự phát triển của thế hệ trẻ

+vai trò quan trọng : con người chinh phục cải tạo thiên nhiên,tạo ra của cải vật chất, các giá trị văn hóa tinh thần; giúp thay đổi tương lai của cá nhân,gia đình, xã hội, đất nước…

+ Nếu không có tri thức: người không có tri thức bị đào thải hoặc trở thành nô lệ cho người khác; xã hội lạc hậu, kém phát triển…

-Liên hệ:

+Thực tế: ngoài kiến thức sách vở cần trang bị kiến thức đời sống…

+Bản thân: tự học hỏi giao lưu tăng kiến thức; phê phán biểu hiện lười học, lười suy nghĩ.

* Hình thức: Viết đúng đoạn văn nghị luận xã hội, độ dài không quá 2/3 trang giấy thi.

0,25

0,25

0,5

0.25

0.5

0.5

0.25

0.25

0.25