Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề khảo sát chất lượng lần 2 GDCD 10, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình năm học 2018-2019 (Mã đề 008).

d12621d2f3b185a5c0e28281fb26190a
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 16:33:45 | Được cập nhật: 29 tháng 4 lúc 0:25:34 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 666 | Lượt Download: 6 | File size: 0.057344 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC CẢNH

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2

MÔN: GDCD 10

NĂM HỌC 2018- 2019

Thời gian làm bài: 50 phút

Mã đề: 008

Câu 1: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?

A. Có trăng quên đèn B. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ

C. Có mới nới cũ D. Rút dây động rừng

Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

A. Sông lở cát bồi B. Uống nước nhớ nguồn

C. Tức nước vỡ bờ D. Ăn cháo đá bát

Câu 3: Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng là phủ định

A. Siêu hình B. Biện chứng C. Khách quan D. Chủ quan

Câu 4: Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính?

A. Lòng vả cũng như lòng sung. B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Ăn xổi ở thì D. Muối mặn, chanh chua

Câu 5: Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập B. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

C. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập D. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập

Câu 6: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về danh dự của con người:

A. Gắp lửa bỏ tay người B. Chia ngọt sẻ bùi

C. Tối lửa tắt đèn có nhau D. Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu 7: Tuổi thấp nhất được kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay là :

A. Nam nữ từ 18 tuổi trở lên

B. Nữ từ 20 tuổi trở lên ,nam từ 22 tuổi trở lên

C. Nam, nữ từ 20 tuổi trở lên

D. Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, nam từ đủ 20 tuổi trở lên

Câu 8: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.

B. Mọi sự vật, hiện tượng đều không biến đổi.

C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.

D. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.

Câu 9: Câu nào dưới đây không nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?

A. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài B. Nước chảy đá mòn

C. Tre già măng mọc D. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa

Câu 10: Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà ở đó

A. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra

B. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật

C. Sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

D. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng

Câu 11: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì

A. Sự vật thay đổi B. Lượng mới hình thành

C. Chất mới ra đời D. Sự vật phát triển

Câu 12: Câu nào trong các câu tục ngữ sau đây nói về lượng và chất:

A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết. B. Học một biết mười.

C. Lá lành đùm lá rách. D. Môi hở răng lạnh.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

A. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử.

B. Sự thay đổi thời tiết của các mùa trong năm.

C. Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng.

D. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Câu 14: Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học?

A. Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông

B. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhânquả.

C. Không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không cóCNXH.

D. Cạnh tranh một quy luật tất yếu của mọi nền sản xuất hànghoá

Câu 15: Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp con người

A. Phát triển tư duy B. Tự sáng tạo ra lịch sử của mình

C. Hoàn thiện các giác quan D. Có cuộc sống đầy đủ hơn

Câu 16: Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?

A. Con vua thì lại làm vua B. Cái khó ló cái khôn

C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ D. Con hơn cha là nhà có phúc

Câu 17: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển?

A. Nước đun nóng bốc thành hơi nước.

B. Cây khô héo mục nát.

C. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian.

D. Sự biến đổi của sinh vật từ loài bò sát thành loài chim

Câu 18: Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây?

A. Dĩ hòa vi quý B. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn

C. Trọng nam khinh nữ. D. Ngại khó ngại khổ

  1. Câu 19: Đoạn thơ sau:

  2. “Dù bay lên sao Hỏa, sao Kim cũng bay từ mặt đất.

  3. Dù lớn tựa thiên thần cũng dòng sữa ngọt mẹ nuôi.

  4. Phải cần mẫn như con ong kéo mật.

  5. Phải cần cù như con nhện chăng tơ.

Quả chín trên cây là quả chín dần dà.” đề cập đến nội dung của quy luật gì trong Triết học ?

A. Quy luật phủ định của phủ định. .

B. Quy luật lượng chất

C. Quy luật mâu thuẫn

D. Quy luật nhân quả

Câu 20: Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm và danh dự ?

A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn B. Con hơn cha là nhà có phúc

C. Đói miếng hơn tiếng đời D. Trong ấm ngoài êm

Câu 21: Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Con hơn cha là nhà có phúc D. Có mới nới cũ

Câu 22: Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tư duy B. Lao động C. Tự nhiên D. Xã hội

Câu 23: “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học?

A. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định.

B. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định.

C. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi.

D. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa.

Câu 24: Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm ?

A. Xay lúa thì thôi bế em B. Gắp lửa bỏ tay người

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu 25: Hồ Chí Minh đã từng nói : "Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông". Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Động lực B. Tiêu chuẩn chân lý C. Cơ sở D. Mục đích

Câu 26: Con người thám hiểm vòng quanh trái đất chụp hình ảnh trái đất từ trên vệ tinh và đã chứng minh được trái đất hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Mục đích B. Động lực C. Tiêu chuẩn chân lý D. Cơ sở

Câu 27: Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là người

A. tự tin B. tự ti C. tự trọng D. tự ái

Câu 28: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học?

A. Sự hình thành và phát triển của xã hội. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.

C. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa D. Hiện tượng oxi hóa của kim loại.

Câu 29: Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước B. Sao nhiều thì mưa, sao thưa thì nắng

C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão D. Cái răng cái tóc là góc con người

Câu 30: Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Ăn cây nào rào cây ấy B. Con hơn cha, nhà có phúc

C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa D. Gieo gió gặt bão

Câu 31: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào khôngcó yếu tố biện chứng?

A. Đánh bùn sang ao. B. An cư lạc nghiệp. C. Môi hở răng lạnh. D. Tre già măng mọc.

Câu 32: Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người. Điều này khẳng định:

A. Con người là chủ thể của sự phát triển xã hội

B. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội

C. Con người là động lực của sự phát triển xã hội

D. Con người là cơ sở của sự phát triển xã hội

Câu 33: Chọn câu đầy đủ và đúng nhất: Người có danh dự là người

A. Có lòng tự trọng cao, biết kiềm chế nhu cầu, ham muốn không chính đáng của mình, cố gắng tuân theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ

B. Có lòng tự trọng cao, biết kiềm chế những nhu cầu, ham muốn không chính đáng của mình, cố gắng tuân theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ, biết tôn trọng nhân phẩm và danh dự của người khác

C. Có lòng tự trọng cao, biết kiềm chế những ham muốn không chính đáng của mình, biết tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người khác

D. Biết kiềm chế nhu cầu, ham muốn không chính đáng của mình, cố gắng tuân theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ, biết tôn trọng danh dự của mình và người khác

Câu 34: Mặt đối lập của mâu thuẫnlà:

A. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng đi theo chiều hướng trái ngược nhau

B. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo cùng một chiều

C. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng đi theo chiều hướng khác nhau

D. Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng không chấp nhận nhau.

Câu 35: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật?

A. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước.

B. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận

C. Lan là một học sinh thông minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2018là 7,02%

Câu 36: Tình yêu chân chính không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Ghen tuông, giận hờn vô cớ. B. Trung thực, chân thành từ hai phía.

C. Thông cảm, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. D. Quan tâm, chăm sóc cho nhau.

Câu 37: Một trong những nội dung cơ bản của chế độ hôn nhân hiện nay ở nước ta là hôn nhân

A. Một vợ, một chồng và bình đẳng. B. Ép buộc và dựa trên lợi ích kinh tế.

C. Tự do và dựa vào nền tảng gia đình. D. Có sự trục lợi về kinh tế.

Câu 38: Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có…

A. quan niệm đúng đắn về tình yêu. B. Quan niệm thức thời về tình yêu.

C. Quan điểm rõ ràng về tình yêu. D. Cách phòng ngừa trong tình yêu.

Câu 39: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải tránh quan điểm nào sau đây?

A. Tích luỹ dần dần

B. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

C. Cái dễ thì không cần phải học vì ta đã biết và có thể làm được

D. Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn

Câu 40: Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

A. Sinh học B. Vật lí C. Xã hội D. Cơ học

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 008