Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 GDCD 10 ĐỀ SỐ 2

42d40e33249161d764703ee87e386276
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2022 lúc 22:06:55 | Được cập nhật: 20 tháng 4 lúc 16:50:26 | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 48 | Lượt Download: 0 | File size: 0.02066 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GDCD LỚP 10

Thời gian: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm(5 điểm):

Câu 1: Những sự vật hiện tượng nào sau đây được coi là mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Dài ngắn B. Cao thấp.

C. Đồng hóa và dị hóa. D. Tròn và vuông.

Câu 2: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách

A. điều hòa các mặt đối lập. B. đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. kết hợp các mặt đối lập. D. thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 3: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. khác nhau. B. trái ngược nhau.

C. xung đột nhau D. ngược chiều nhau.

Câu 4:  Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó

A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra.

B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật.

C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

D. sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng.

Câu 5:  Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. độ.       B. lượng. C. bước nhảy.      D. điểm nút.

Câu 6: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải

A. tạo ra sự biến đổi về lượng. B. tích lũy dần dần về chất.

C. tạo ra chất mới tương ứng. D. làm cho chất mới ra đời.

Câu 7:  Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

B. sự tác động từ bên ngoài.

C. sự tác động từ bên trong.

D. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.

Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

C. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Có mới nới cũ.

Câu 9: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định

A. tự nhiên.     B. siêu hình. C. biện chứng.      D. xã hội.

Câu 10: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do đâu?

A. Sự tác động của ngoại cảnh.

B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C. Sự tác động của con người.

D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng.

Câu 11: Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. Tính truyền thống. B. Tính thời đại.

C. Tính khách quan. D. Tính kế thừa.

Câu 12: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến.

B. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến.

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

D. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 13: Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

A. Học vẹt. B. Lập kế hoạch học tập.

C. Ghi thành dàn bài. D. Sơ đồ hóa bài học.

Câu 14: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc

A. trực tiếp với các sự vật, hiện tượng. B. gián tiếp với các sự vật, hiện tượng.

C. gần gũi với các sự vật, hiện tượng. D. trực diện với các sự vật, hiện tượng.

Câu 15: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A. Đặc điểm bên trong. B. Đặc điểm bên ngoài.

C. Đặc điểm cơ bản. D. Đặc điểm chủ yếu.

Câu 16:  Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?

A. Hai .       B. Ba. C. Bốn.       D. Năm.

Câu 17: Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội

A. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt. B. ủng hộ trẻ em khuyết tật.

C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ. D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 19: Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây?

A. Tính khách quan và tính kế thừa. B. Tính truyền thống và tính hiện đại.

C. Tính dân tộc và tính kế thừa. D. Tính khách quan và tính thời đại.

Câu 20: Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm

A. Lượng. B. Hợp chất. C. Chất.  D. Độ.

II. Phần tự luận (5 điểm):

Câu 1: (2,5 điểm)Thực tiễn là gì? Hãy trình bày các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn? Trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hình thức nào là cơ bản nhất? Vì sao?

Câu 2: (2,5 điểm) Các mặt đối lập trong mâu thuẫn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Ví dụ minh họa.

ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng 0.25 điểm

1. C 2.B 3.B 4. C 5. D 6. A 7. B 8. D 9.B 10.B
11. D 12.D 13.A 14. D 15. B 16. B 17. D 18. B 19. A 20. D

2. Phần tự luận

Câu 1(2.5điểm):

Học sinh cần nêu và phân biệt được:

- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Các hoạt động cơ bản của thực tiễn:

+ Hoạt động sản xuất vật chất. Ví dụ:

+ Hoạt động chính tri –xã hội. Ví dụ:

+ Hoạt động thực ngiệm khoa học. Ví dụ:

Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất

Câu 2(2.5điểm):

Hs cần nêu được:

  • Các mặt đối lập trong mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau (0,5 điểm)

  • Sự thống nhất giữa các mặt đối lập và ví dụ: (1 điểm)

  • Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập (1 điểm)