Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi học kì 1 GDCD 10 ĐỀ SỐ 4

ae9a2a086af08a6bf89720ed62b54517
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 27 tháng 9 2022 lúc 22:07:13 | Được cập nhật: hôm kia lúc 11:16:06 | IP: 251.204.110.147 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 46 | Lượt Download: 0 | File size: 0.019788 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ 4

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GDCD LỚP 10

Thời gian: 45 phút

Phần I: TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (Hãy chọn đáp án đúng nhất)

Câu 1: Theo quy luật phủ định của phủ định, con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo chiều hướng nào?

A. Đường tròn khép kín B. Đường xoáy ốc đi lên

C. Đường Parabol D. Đường thẳng đi lên

Câu 2: Nhận thức lí tính đem lại cho con người những hiểu biết về:

A. Đặc điểm bên ngoài sự vật, hiện tượng B. Bản chất bên trong sự vật, hiện tượng

C. Đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện tượng D. Đặc điểm không cơ bản của sự vật, hiện tượng.

Câu3: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Tiêu chuẩn của chân lí. B. Động lực của nhận thức.

C. Cơ sở của nhận thức. D. Mục đích của nhận thức.

Câu 4: Thế giới vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản?

A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 5: Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong lòng cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. Tính khách quan. B. Tính kế thừa.

C. Tính thời đại. D. Tính truyền thống.

Câu 6: Trong các câu sau đây, câu nào KHÔNG thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất?

A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. B. Tích tiểu thành đại.

C. Nước đổ đầu vịt. D. Góp gió thành bão.

Câu 7: Trong Triết học duy vật biện chứng, thế giới quan và phương pháp luận biện chứng luôn:

A. Tồn tại bên cạnh nhau B. Tách rời nhau

C. Thống nhất hữu cơ với nhau D. Bài trừ nhau

Câu 8: Khi hai mặt đối lập luôn tác động bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau, Triết học gọi là gì?

A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập

C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập D. Sự phủ định của phủ định

Câu 9: Theo quan điểm Triết học sự vật nào sau đây không nói về Chất ?

A. Muối mặn B.Gừng cay

C. Gỗ lim cứng không mọt D. Đất làm gốm

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Câu 11: Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

A. Kinh doanh hàng hóa. B. Sản xuất vật chất.

C. Học tập nghiên cứu. D. Vui chơi giải trí

Câu 12: Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 10830C, đồng sẽ nóng chảy. Vậy giới hạn từ 10000C đến 10830C được gọi là

A. độ. B. bước nhảy. C. lượng. D. điểm nút.

Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: () Phủ định biện chứng là gì?Quá trình học tập của học sinh từ lớp 1 đến lớp 10 là phủ định biện chứng hay siêu hình? Vì sao?

Câu 2: (2đ) Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có ưu điểm và nhược điểm gì? Cho ví dụ minh họa?

Câu 3: (3đ) Vận dụng kiến thức đã học để giải trả lời câu hỏi trong tình huống sau:

Hùng và Minh tranh luận với nhau. Hùng cho rằng việc đốt rừng để làm nương rẫy là hành động vì con người. Minh thì cho rằng hành động đó gây tác hại rất lớn đối với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

.............................................................Hết............................................................

ĐÁP ÁN MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - KHỐI 10

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 0.25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đ. án C B C D B C C B B A A C

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1 Phủ định biện chứng là gì?Quá trình học tập của học sinh từ lớp 1 đến lớp 10 là phủ định biện chứng hay siêu hình? Vì sao? 2.0
- Khái niệm phủ định biện chứng: Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân SV, HT, có kế thừa những yếu tố tích cực của SV, HT cũ để phát triển SV, HT mới. 1,0

- Quá trình học từ lớp 1- lớp 10 là sự phủ định biện chứng

- Trong quá trình đó, kiến thức cũ không mất đi hoàn toàn mà nó là cơ sở để hình thành kiến thức mới....

1.0
Câu 2 Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có ưu điểm và nhược điểm gì? Cho ví dụ minh họa? 2.0

- Ưu và nhược điểm của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:

*Nhận thức cảm tính: diễn ra nhanh, quan sát trực tiếp nên kết quả tương đối chính xác.Tuy nhiên quá trình này có nhược điểm là mới chỉ nhận thức đượcvẻ bên ngoài của sự vật- hiện tượng.

* Nhận thức lý tính có ưu điểm là nhân thức được quy luật, bản chất bên trong của sự vật hiện tượng. Nhược điểm là diễn ra lâu, trai qua nhiều thao tác và do nhận thức gián tiếp nên kết quả dễ mắc sai lầm.

1.5
- Ví dụ: ............... 0.5
Câu 3

Vận dụng kiến thức đã học để giải trả lời câu hỏi trong tình huống sau:

Hùng và Minh tranh luận với nhau. Hùng cho rằng việc đốt rừng để làm nương rẫy là hành động vì con người. Minh thì cho rằng hành động đó gây tác hại rất lớn đối với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

3.0
- Khẳng định: Đồng ý với ý kiến của Minh 1.0

Giải thích:

Đốt rừng gây ra tình trạng ô nhiễm do khói bụi, lớp đất màu mỡ bị rửa trôi, khí hậu thay đổi, gây ra lũ lụt, hạn hán, động, thực vật quý hiếm giảm dần, có nguy cơ tuyệt chủng.... ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người...

2.0

-------------Hết-------------

Lưu ý: Học sinh diễn đạt theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.