Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

đề cương ôn tập học kì 1 môn ngữ văn lớp 7

964d1fedb12953f9f7afb8f55329c428
Gửi bởi: Bui Ngoc TRuc 17 tháng 12 2016 lúc 21:06:19 | Được cập nhật: 13 giờ trước (7:48:12) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 3872 | Lượt Download: 154 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ÔN TẬP NGỮ VĂN HKIA/ PHẦN VĂN:TÊN BÀI TÁC GIẢ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT NGHĨACổng trườngmở ra Lí Lan Văn bản nhật dụng Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhậtkí của người mẹ nói với con.- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. Văn bản thể hiện tấm lòng tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thờinêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.Mẹ tôi Ét-môn-đôĐơ A-mi-xi(1846-1908) lànhà văn I-ta-Li-a Những tấm lòng cao cả là tácphẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.- Văn bản nhật dụng Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tậntụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con.- lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con. Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong giađình,- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.Cuộc chia tay của những con búp bê Khánh Hoài Cuộc chia tay của những con búp bê là một văn bản nhật dụng theo kiểu văn bản tự sự. Xây dựng tình huống tâm lí.- lựa chọn ngôi thứ nhất để kể.- Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ.- lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi chonhững người làm cha mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cầnđược sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.Ca dao dân ca Những câu hát về tình cảm gia đình Dân ca là những sáng tác dân giankết hợp lời và nhạc.Ca dao là lời thơ của dân ca So sánh, ẩn dụ, đối xứng,tăng cấp...- Giọng điệu ngọt ngào màtrang nghiêm Diễn tả tình cảm qua những mô típ.- Thể thơ lục bát và lục bátbiến thể... Tình cảm đối với ông bà cha mẹ anh em là những tình cảm sâu nặng thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người. Là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn tình cảmcủa người Việt Nam. Kết cấu hỏi- đáp thường gợi nhiều hơn tả.- Giọng điệu tha thiết tự hào.- Cấu tứ đa dạng độc đáo.- Thể thơ lục bát và lục bátbiến thể... Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người với quê hương đất nước.Những câu hát than thân Phản ánh hiện thực và thể hiện nỗi niềm tâm sự của tầng lớp bình Sử dụng cách nói thân em, thân cò con cò, thân phận…- Sử dụng thành ngữ… Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo.dân. So sánh, ẩn dụ, tượng trưng, điệp ngữ…Những câu hát châm biếm Cách ứng xử và một số nghệ thuật tiêu biểu ca dao châm biếm. Sử dụng hình thức giễu nhại.- Sử dụng cách nói hàm ý.- Tạo nên cái cười châm biếm hài hước. Thể hiện tinh thần phê phán dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân.Sông núi nước nam Chưa rõ tácgiả -Là bản tuyên ngôn độc lập đầutiên của nước ta-Sáng tác theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật -Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước.- Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, bày tỏ kiến-Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép. -Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩacủa dân tộc ta.-Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta.Phò giá vềkinh Trần QuangKhải 1241– 1294) là người có công lớn trong cuộc kháng chiênchống quân Mông- Nguyên xâm lược. -Thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cáchgieo vần như thể thư Thất ngôn tứ tuyệt.- Sáng tác sau chiến thắng Chương Dương Hàm Tử giải phóng kinh đô. -Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong tưởng.- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bính thịnh trị của dân tộc ta thời Trần.Bạn đếnchơi nhà Nguyễn Khuyến (1835-1909) là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. -Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê-Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật Sáng tạo nên tình huốngkhó xử khi bạn đến chơi nhà.- lập bất ngờ.- Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. Bài thơ thể hiện quan niệm về tình ban, quan niệm đó vẫn còn nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.Qua ĐèoNgang Bà Huyện Thanh Quan là nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại. Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật- Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình Hà Tĩnh. -Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện-Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình-Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm -Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm Sáng tác theo thểthơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật bằng chữ Nôm -Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật-Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với thành ngữ, mô típ dân gian-Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng nghĩa. Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phongkiến: Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh (1942 1988) quê ởlàng La Khê, ven thịxã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Lànhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đạiViệt Nam. Được viết trongthời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trongtập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh-Thuộc thể thơ chữ -Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về.- Thể thơ chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tĩnh dạ tứ) Lí Bạch(701-762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốcđời Đường Hoàn cảnh: xa quê, trông trăng nhớ quê -Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.-Sử dụng phép đối câu 3-4 Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) Hạ Tri Chương (659-744) là nhà thơ lớn của Trung Quốcđời Đường Hoàn cảnh: vừa đặt chân về quê cũ Sử dụng các yếu tố tự sự.- Cấu tứ độc đáo.- Sử dụng biện pháp tiểu đối đối hiệu quả.- Có giọng điệu bi hài thể hiện hai câu cuối. Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.Cảnh khuya,Rằm tháng giêng Hồ Chí minh (1890 1969) nhàthơ lớn, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lá cờ đầu của phong trào Viết chiến khu Việt Bức trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 1954) Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.- Có nhiều hình ảnh thơ lung linh kì ảo.- Sử dụng so sánh điệp ngữ có hiệu quả. Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con ngườiRằm tháng giêng: Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minhtrước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc giaigiải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.Một thứ quàcủa lúa non: Cốm Thạch lam (1910-1942) sinh tại Hà Nội, là nhà văn lãng mạn trong nhóm Tự lực văn đoàn, được biết đến vớicác truyện ngắn và bútkí trước Cách mạng tháng tám. Thể loại: Tùy bút.- Trích từ tập tùy bút “Hà Nội bămsáu phố phường”(1943) lời văn trang trọng tinh tế đầy cảm xúc giàu chất thơ.-Chi tiết chọn lọc gợi nhiều liên tưởng kỉ niệm.- Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi ngẫm nghĩ mang nặng tínhchất tâm tình nhắc nhở nhẹ nhàng. Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng tinh tế mà sâu sắc của Thạch lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.Mùa xuân của tôi Vũ Bằng(1913-1984) sinh tại Hà Nội, có sáng tác từ trước CMTT 1945. Sở trường của ông là truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vừa viết vănvừa làm báovừa hoạt động cách mạng Sài Gòn nhưng vẫn không nguôi nhớ về miền Bắc. Thương nhớ mười hai là tập tùy bút- bút kí của nhà văn đượcviết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt; nhà văn đã kí thác tâm trạng của mình vào những trang văn tài hoa, độc đáo về quê hương.- Mùa xuân của tôi được trích từ tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt của tập tùy bút- bút kí Thương nhớ mười hai. -Trình bày nội dung văn bản theo mạch cảm xúc lôicuốn say mê.- lựa chọn từ ngữ câu văn linh hoạt biểu cảm giàu hình ảnh.- Có nhiều so sánh liên tưởng phong phú độc đáo giàu chất thơ. -Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận về vẻđẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc.- Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở- một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước. B/ PHẦN TIẾNG VIỆT:1/ Từ ghép:a/ Các loại từ ghép: Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. VD: bút bi, cái áo, thước kẻ, … Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). VD: sách vở, quần áo, bàn ghế, b/ Nghĩa của từ ghép: Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghãi của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó2/ Từ láy:a/ Các loại từ láy: Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hoà về âm thanh). VD: the thé, ồm ồm, khàn khàn,… từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD: đẹp đẽ, xinhxắn, lấm tấm, lanh chanh, …b/ Nghĩa của từ láy : Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thểcó những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.3/ Đại từ:a/ Khái niệm: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hạt động tính chất, được nói đến trong một số ngữ cảnh nhát định của lời nói hoặc dùng để hỏi Địa từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, …b/ Các loại đại từ: Đại từ dùng để trỏ:- Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, bác, tôi, …- Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, …- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, … Đại từ dùng để hỏi:- Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, …- Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, …- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, …4/ Quan hệ từ:a/ Khái niệm:Quan hệ từ dùng để biểu thị các nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hãy giữa câu với câu trong đoạn văn. VD: mà, nhưng, giá mà, …b/ Cách sử dụng: Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) Có một số quan hệ từ được dùng thanh cặp.c/ Các lỗi thường gặp:- Thiếu quan hệ từ- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa- Thừa quan hệ từ- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết5/ Từ đồng nghĩa:a/ Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nahu. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: phu nhân bà xã vợ, …b/ Các loại từ đồng nghĩa: Từ động nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khácnhau)c/ Cách sử dụng: Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cũng như khi viêt, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm.6/ Từ đồng âm:a/ Khái niệm:Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. VD: củ lạc lạc đường, cái đàn đàn cò, …b/ Cách sử dụng: Trong giao tiếp phải chú đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.7/ Từ trái nghĩa:a/ Khái niệm: Từ trái nghãi là những từ có nghiã trái ngược nhau Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.VD: giàu nghèo, tươi héo.b/ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lờinói thêm sinh động.8/ Điệp ngữ:a/ Khái niệm:Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.b/ Các dạng điệp ngữ:Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).9/ Thành ngữ:a/ Khái niệm: Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một nghĩa hoàn chỉnh Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, … VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói, …b/ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, … Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao10/ Chơi chữ:a/ Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu vănhấp dẫn và thú vịb/ Các lối chơi chữ: Các lối chơi chữ thường gặp là:- Dùng từ ngữ đồng âm- Dùng lối nói trai âm (gân âm)- Dùng cách điệp âm- Dùng lối nói lái- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố, …C. TẬP LÀM VĂN: VĂN BIỂU CẢM (DÀN MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO)1/ Cảm nghĩ về một con vật nuôi:a)Mở bài: Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thíchb)Thân bài:- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích ghét ra sao?)- Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có nghĩa với em )- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn? Dưới con mắt của em nó không phải là một con vật bình thường mà là một người bạn trung thành,thân thiết- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) Tìn cảm của em gửi gắm tới con vật Người tặng. Em dạy nó những gì?- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chóc)Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy.*Lưu ý: Nếu như biểu cảm về chú trâu, phải nói được vai trò của chú đối với người nông dân và công việc đồng áng 2/ Cảm nghĩ về một loài cây:a)Mở bài: Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích Điều đặc biệt của nó khiến em có tình cảm và thấynó khác so với hàng trăm loài cây trái khác nhau)b)Thân bài:+ Biểu cảm về:- Lá, cành, rễ như thế nào? Tượng trưng cho điều gì?- Gắn bó với em kỉ niệm gì? (Chia sẽ niềm vui, nỗi buồn đối với em như thế nào?)- Loài cây là biểu tượng gì?- Loài cây gợi cho em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ?- Cảm giác của em khi ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng ích lợi, của nó với cuoc sống hằng ngày?c)Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em*Lưu ý:- Tuy là văn biểu cảm nhưng phải áp dụng yếu tố miêu tả và tự sự. sau đó từ miêu tả và tự sự nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình- Để bộc lộ cảm xúc, người viết phải có chiều sâu tâm hồn, câu văn dạt dào cảm xúc Phải có từ ngữ biểu cảm thể hiện được tâm trạng (yêu thương, trân trọng, quý mến, cảm ơn, buồn bã, …) tùytheo đối tượng biểu cảm- Sử dụng hợp lí điệp từ, điệp ngữ (tôi yêu, tôi nhớ, …)3/ Biểu cảm về con người :a)Mở bài: Bắt đầu bằng một câu ca dao, câu thơ, câu hátCảm nghĩ của em về người cần được biểu cảmb)Thân bài:- Biểu cảm về công ơn sinh thành, dưỡng dục….- Biểu cảm về nét ngoại hình (làn da, mái tóc, dáng đi) xưa nay để thấy được sự hy sinh cao cả thầm lặng vì em- Người đó đối với em như thế nào? (Kỉ niệm khi được chăm sóc dạy dỗ, khi em mắc lỗi)- Người ấy là chỗ dựa như thế nào đối với em? Khi em vui, em buồn, đau xót như thế nào nếu có một ngày người ấy không còn bên em nữa- Tình cảm của người được nói đến đối với em, người đó còn có những phẩm chất đáng quý nào củangười khác nữa c)Kết bài: Khẳng định tình cảm của em dành cho người ấy trong lòng của em4/ Dàn biểu cảm về mùa xuân:a)Mở bài: Mùa xuân là nguồn đè tài, nguồn thi hứng, nguồn thi liệu cho rất nhiều các sáng tác thơ ca.- Lòng người mỗi khi xuân về thường xốn xang, rạo rực Mùa đẹp nhất, mùa của niềm vui, hạnh phúc, sự đoàn tụ của gia đình.b)Thân bài: Mùa xuân mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái Biểu cảm về hoa, cây, chồi non Sức sống mãnh liệt của mùa xuân- Mùa xuân là mùa của những đàn chim về làm tổ, mùa của con người xây dựng mái ấm gia đình vàhạnh phúc lứa đôi- Mùa xuân, mùa của không khí tưng bừng, ấm áp trong sự đoàn tụ của gia đình b.cảm về sự sum họp của gia đình trong đêm 30 Tết)- Muà xuân em lớn lên thêm một tuổi, biểu cảm về sự hồi hộp, mong chờ, niềm vui trẻ nhỏ khi trên tay đón nhận những bao lì xì- Mùa xuân mùa của còn người hướng về mái ấm gia đình, tổ tiên. Nơi ấy là quê hương, là nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi một con người. Là nguồn cội của mỗi con người lí giải, biểu cảm về quy luật của con người khi xa quê) c)Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với mùa xuân. MỘT SỐ BÀI VĂN MẪUCảm nghĩ về một con vật nuôi:Giữa cuộc sống tất bật hằng ngày, chắc ai cũng có một người bạn cùng đồng hành để xua tan những vất vả, lo lắng trong công việc, học hành. Những người bạn đó là ai? Đó là những con thú mà chúng ta vẫn nuôi. Đối với mỗi người, chúng có thể là những chú chim, hay những chú mèo. Còn đối với tôi thì chú chó "Bill" là một niềm vui lớn giúp tôi xua tan đi những mệt nhọc, lo toan sau một ngày học hành mệt mỏi.Chú chó "Bill" được bác tôi cho từ khi tôi mới lên sáu tuổi. Nó trông rất to,bằng cái xe đạp của tôi. Nó khoác trên mình một màu nâu vàng rất dịu. Cái đầu của nó tròn tròn, lúc nò cũng lắc trông rất ngộ. Bill có đôi mắt tròn, màu nâu đậm. Chiếc mũi của Bill nhỏ nhỏ, xinh xinh lúc nào cũng ươn ướt. Những chiếc râu mép nhỏ, trắng như cước. Bill có những chiếc răng nanh nhỏ, trông rất sắt bén. Khi nó ngủ, lại nhe ra những chiếc răng trông rất dữ. Hai đôi tai của Bill lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Hai đôi chân của Bill hơi gầy có những chiếc móng đeo đi rất nhẹ nhàng. Bill có cái đuôi dài và xù lên giống như cây chổi lúc nào cũng phe phẩy, rất ngộ.Tôi còn nhớ mãi vào mùa thu năm trước. Bill mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Ba mẹ tôi đã cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình của Bill vẫng không hề suy giảm. Bill ngày càng yếu dần. Thấy Bill như vậy, tôi khóc nhiều lắm. Có lúc, tôi còn xin ông tiên cho tôi được thế bệnh cho Bill mắc dù biết đó chỉ là một ước mơ, một ước mơ không bao giờ có thể thực hiện được. Rôi một bổi chiều đầy mưa, Bill không còn trên thế gian này nữa.. Tôi ôm lấy Bill và khóc oà lên...Tôi không bao giờ có thể quên được chú chó Bill thân yêu này này. Bởi nó đã giúp cho gia đình tôi rất nhiều. Mỗi khi đi học về, vừa bước qua cánh cổng thì thứ mà tôi thấy đầu tiên chính là Bill. Nó quấn quít lấy chân tôi, đuôi ve vẩy mừng rỡ làm cho tôi quên hết những mệt nhọc. Khi màng đêm buông xuống, mọi người đều chìm trong giấc ngủ, thì nó lại thức giấc canh nhà. Nhiều lúc chỉ nghe được tiếng động nhỏ, nó lại sủa lên làm cho cả nhà thức giấc. Không những thế, trong đời sống chó còn là một món ăn đặc sản. Đáng ca ngợi nhất là đức tín trung thành của chúng. Có những chú chó mà dù chủ có đâu thì chúng cũng có mặt bên cạnh. Lúc chỉ có một mình. chúng còn có thể là người bạn bên cạnh để xua tan đi cái cảm giác cô đơn đó.Gia đình tôi rất quý Bill. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có có Bill cùng chia sẻ. Bố tôi nói: nó nó khôngcòn là một chú chó, mà nó như một thành viên thân thiết trong gia đình. Dù đã đi xa khỏi thế giới này mãi mãi, nhưng hình ảnh của Bill lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi sẽ nhớ mãi Bill và giữ gìn những kỉ niệm giữa tôi và chú chó thân yêu này.Cảm nghĩ về một loài cây:“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời cagợi cho tôi nhớ về loài hoa tôi yêu quý.Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấmnóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đãcó những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôitôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế.Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với tình yêu và niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho thời học trò đầy Bài 40 Tôi sinh ra nông thôn. Vì thế mảnh vườn nhà đã trở thành nơi quen thuộc. nơi đấy, tôi đã lớn lên bằng những trái ngọt đầu tiên. Và cũng nơi ấy, tâm hồn tôi trở nên sinh động bởi hương hoa và bởi tiếng chim ca hát suốt ngày.Ngay trước sân nhà tôi là khoảng vườn khá rộng. mảnh vườn được ngăn cách với sân bằng bờ tường hoa màu vôi trắng. khu vườn đã có từ lâu, từ lúc tôi chưa kịp chào đời. Nó là kỷ niệm của nội tôi khi ông còn sống. vì thế mỗi lần đặt đôi bàn chân nhỏ xíu lên khu đất của mảnh vườn, lòng tôi bao giờ cũng dấy lên nỗi niềm nhớ thương thành kính.Mảnh vườn chủ yếu trồng cây ăn quả. Ngững loại ngon và quý như nhãn, vải thiều, bưởi… những giống hoa quả ấykhông phải tầm thường. nó đã được ông nội lăn lội đem về từ những miền đất khác nhau. Có loài, nội tôi phải trồngđi trồng lại nhiều lần mới sống được. bởi vậy được đưa đến từ nơi xa lạ thêm lạ đất. tôi thêm yêu quý mảnh vườn cũng vì lẽ đó. Bởi mảnh vườn là mồ hôi công sức bao ngày hết lòng chăm bón của nội tôi. Có lần tôi hỏi :“sao nội lại chọn trồng nhiều cây ăn quả”. Nội tôi giảng giải: “cây cũng như người cháu ạ! Điều quý nhất là phải đơm hoa kết trái, vừa làm đẹp lại phải mang lại hữu ích cho đời. khi nào lớn, cháu sẽ hiểu hơn chân lý ấy”. quả thật lúc ấy tôicòn quá nhỏ để hiểu những lời dạy của nội tôi. Lúc ấy tôi chỉ mong mình lớn thật mau để lại được nghe lại được hiểu những lời nội dạy. vậy mà chỉ hai mùa trái ngọt đầu tiên, nội đã mãi mãi ra đi. Thế là những bài học kia, tôi mãi phải tự tìm chân lý cho những thắc mắc của mình.Giờ đây mảnh vườn đã xum xuê và ngọt ngào hoa trái lắm! chẳng phải tìm kiếm đâu xa, chỉ cần nhìn vào một góc của mảnh vườn, tôi đã hiểu thấu lời nội năm xưa. Mỗi sáng khi ông mặt trời thức dậy, tôi lại thay ông tưới tắm mảnh vườn. tôi biết ơn mảnh vườn nhiều lắm bởi hình như chính những hôm như vậy, tôi thấy thật khoan khoái trong lòng. Được chăm bón cho cây, được thưởng thức những bông hoa nở sớm, lại nghe tiếng những đàn chim rối rít bỡn đùa nhau. Ôi! Cái cảm giác thật thú vị biết nhường nào. Hôm nào cũng vậy, tưới cây xong tôi mới vào ăn cơm rồi đi học. tôi thấy thật vui và bố tôi cũng nói: “việc làm của con tuy nhỏ nhưng nếu con duy trì được, nó sẽ mang lại hữu ích lâu dài”. Tôi mừng rỡ và phấn chấn bước vào ngày học mới.Cách đây vài năm, vào ngày giỗ ông tôi, bố tôi quyết định trông thêm hai luống hoa nho nhỏ trong vườn. chỉ mấy tháng sau, những bông hoa đua nhau nở. bao nhiêu năm ăn trái ngọt, giờ đây tôi lại càng vui vì ngày nào cũng đượcxay ngắm và thưởng thúc hoa thơm. Mảnh vườn thêm lần nữa lại mang đến nghĩa khác cho tôi và dạy tôi thêm chân lý mới.Tôi sống gắn bó với vườn nhà và không biết sẽ ra sao nếu phải rơiif xa mảnh vườn cũng như tất cả những người thân yêu ấy. mảnh vườn cũng như nội hay như tất cả những người thân quý của tôi. Nó luôn cống hiến rất âmBiểu càm về ngưới bốTrong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa? Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờđược sống trong sự sung sướng, vui vẻ. Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió. Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình.Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày. Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lênnhững cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rấtkhó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường. Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉhọc, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng tôi nhiều lắm.Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy chomấy chị em học bài.Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng…Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơnbố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố. Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi.Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào? Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏahương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không nhữngyêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật.Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa. Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã cóthể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia. Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại. Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa.Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con lại mà đi hả bố? Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn,và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắngTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.