Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 7 KÌ 2

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 0:36:53 | Được cập nhật: hôm kia lúc 8:21:28 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 273 | Lượt Download: 3 | File size: 0.118591 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

1

NỘI DUNG ÔN TẬP CƠ BẢN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II
I. Văn bản:
Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:
1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
2. Tục ngữ về con người và xã hội
3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
4. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng
5. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
6. Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh)
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn? Tác dụng? Cách dùng câu rút gọn : BT SGK / 15, 16
2. Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/ 29
3. Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì?
Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh
giới gì?
4. Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị
động và ngược lại ? Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.BT SGK/58,64,65
5. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT
SGK/65,69
6. Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104
7. Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123
8. Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK /
130, 131
III. Tập làm văn
+ Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận?
+ Bố cục và phương pháp lâp luận trong văn nghị luận?
1.Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh
Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim “ SGK/51
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý:’’ăn
quả nhớ kẻ trồng cây“ ; “Uống nước nhớ nguồn“ SGK/51
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng“ . Chứng minh nội dung
câu
tục ngữ đó – SGK/59
Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người không có ý thức
bảo vệ môi trường.
2. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích
Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.Hãy giải thích nội
dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84
Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải
thích câu nói đó – SGK/84
Đề 3
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88
THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

1

PHẦN VĂN HỌC:
Câu 1: Tục ngữ
Nhận diện tục ngữ: Đặc điểm hình thức
Ngắn gọn
Thường có vần, nhất là vần lưng
Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức cả về nội dung
Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh
Phân biệt tục ngữ với ca dao
+ Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục
bát
+ TN nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con
người.
+ TN là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách
quan còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người.
* Khái niệm :
- Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện kinh nghiệm của nhân dân (tự nhiên,lao động
sản xuất, xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống , suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng
ngày .
* Đặc điểm về hình thức
- Tục ngữ ngắn gọncó tác dụng dồn nén, thông tin,lời ít ý nhiều; tạo dược ấn tượng mạnh
trong việc khẳng định
- Tục ngữ thường dùng vần lưng , gieo vần ở giữ câu làm cho lời nói có nhạc điệu dễ nhớ, dễ
thuộc.
- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung thể hiện sự sáng tỏ trong cách suy
nghĩ và diễn đạt.
- Tục ngữ là lơì nói giàu hình ảnh khiến cho lời nói trở nên hấp dẫn, hàm súc và giàu sức
thuyết phục.
công việc làm ăn, lợi nhiều là cá, vườn, sau đó là ruộng.
Câu 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta .(Hồ Chí Minh)
1 .Giới thiệu chung:
- Bài văn trích trong báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại Đại Hội lần thứ II,
tháng 2 năm 1951của Đảng Lao Động Việt Nam.
- Vấn đề nghị luận của bài văn trong câu văn ở phần mở đầu “dân ta có một lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của dân tộc ta”
2.Bố cục và lập ý.
- Mở bài (từ đầu….lũ cướp nước)nêu vấn đề nghị luận:tinh thần yêu nước là một tryền thống
quí báu của dân tộc ta
- Thân bài (lịch sử ta…dân tộc ta) chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại
xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại (1951 diễn ra cuộc kháng chiến chống
Thực dân Pháp )
- Kết bài: (phần còn lại) khẳng định nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước
của nhân dân phát huy mạnh mẽ
THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

1

Nội dung:
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn làm sáng toe một chân lý: “Dân ta
có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu,
chọn lọc.
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, câu văn nghị luận hiệu quả.
- Biện pháp liệt kê.
Ý nghĩa: Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh
lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
Câu 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
1.Tác giả:
Phạm Văn Đồng (1906-2000) – một cộng sự gần gũi của Chủ tich Hồ Chí Minh. Ông từng
là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm đồng thời là một nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng.
2. Tác phẩm: Văn bản được trích từ diễn văn Chủ tich HCM, tinh hoa và khí phách của dân
tộc, lương tâm của thời đại đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ (1970)
3. Nội dung:
Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi
người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong
phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
4. Nghệ thuật:
Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ, bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
Lập luận theo trình tự hợp lý
5. Ý nghĩa:
Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch HCM.
Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương Chủ tịch HCM.
Câu 4: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
1. Tác giả: Phạm Duy Tốn (1883-1924) quên ở tỉnh Hà Tây (cũ). Ông là một trong những
nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại Việt Nam
2. Tác phẩm: Sống chết mặc bay là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tác
giả.
3. Nội dung: Lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ sói” và bày tỏ niềm cảm thương
trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách
nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
4. Nghệ thuật:
Xây dựng tình huống tương phản-tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại
ngắn gọn, rất sinh động.
Lựa chọn ngôi kể khách quan.
Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
5. Ý nghĩa: Phê phán thói bàng quan, vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu-đại diện cho
nhà cầm quyền thời Pháp thuộc, đồng cảm xót ca với tình cảnh thê thảm của người dân lao
động.
THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

1

Câu 5: Ca Huế trên sông Hương ( Hà Minh Ánh)
1. Giới thiệu chung:
Bút kí: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu,
nghiên cứu cùng cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.
Ca Huế là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người dân xứ Huế.
2. Nội dung: Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã;
một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
3. Nghệ thuật:
- Viết theo thể bút kí.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đãm chất thơ.
- Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con nười sinh động.
4. Ý nghĩa:
Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào
đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc.
PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu rút gọn
1. Khái niệm: Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một thành phần nào đó trong câu, có thể là
CN – VN, hoặc cả CN và VN.
Ví dụ: - Những ai ngồi đây?
- Ông lý Cựu với ông Chánh hội.
-> Rút gọn vị ngữ
2. Tác dụng của câu rút gọn:
+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ đã xuất hiện trong
câu trước.
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
3.Cách dùng câu rút gọn: Khi rút gọn câu cần chú ý:
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
Câu đặc biệt
1. Khái niệm: là loại câu không có cấu tạo theo mô hình C – V.
VD: Nắng. Gió. Trải mượt trên cánh đồng.
2. Tác dụng:
- Bộc lộ cảm xúc
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc nói đến trong đoạn.- Gọi đáp.
Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu đặc biệt
Câu rút gọn
- Câu không có cấu tạo theo mô hình CN – - Câu rút gọn là kiểu câu bình thường bị lược
VN.
bỏ CN hoặc VN, hoặc cả CN, VN.
- Câu đặc biệt không thể khôi phục CN – VN. - Có thể khôi phục lại CN, VN.
Thêm trạng ngữ cho câu
THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

1

- Một số trạng ngữ thường gặp: Để xác định: thời điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,
phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Vị trí của trạng ngữ trong câu:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.
+ Giữa trạng ngữ và CN, VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
- Công dụng của trạng ngữ:
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung
của câu được đầy đủ, chính xác.
+ Nối kết các câu, các đoạn văn lại với nhau,góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch
lạc.
- Tách trạng ngữ thành câu riêng:
Để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiển những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có
thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành câu riêng.
Chuyển câu chủ động thành câu bị động:
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người,
vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng
vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại: Việc chuyển đổi câu
chủ động thành câu bị động (và ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong
đoạn thành một mạch văn thống nhất.
- Quy tắc chuyển câu chủ động thành câu bị động: Có hai cách:
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hoặc được
vào sau từ (cụm từ) ấy.
+ Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến
từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
- Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
Dùng cụm C-V để mở rộng câu
- Mục đích của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu: Khi nói hoặc viết có thể dùng những
cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu
hoặc cụm từ để mở rộng câu.
- Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: Các thành phần câu như CN, VN và các
phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm CV.
VD: Chị Ba/ đến // khiến tôi/ rất vui mừng và vững tâm.
C - V
C
V
C
V
Liệt kê
- Liệt kê là cách xắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
- VD: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Không giết được em người con gái anh hùng
(Tố Hữu)
- Các kiểu liệt kê:
THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

1

+ Xét về cấu tạo: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp
+ Xét cề ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
Chức năng của: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang
- Dấu chấm lửng dùng để:
+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất
ngờ hay hài hước, châm biếm.
- Dấu chấm phẩy dùng để:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận quan trọng ttrong một phép liệt kê phức tạp.
- Dấu gạch ngang có công dụng sau:
+ Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
+ Nối các từ nằm trong một liên danh
* Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối:
. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ
mượn gồm nhiều tiếng.
. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
PHẦN TẬP LÀM VĂN
- Khái niệm: Văn bản nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,
người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
- Đặc điểm: Mỗi bài văn đều có luận điểm, luận cứ và luận chứng:
+ Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của bài văn. Luận điểm có thể được nêu ra bằng câu
khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Trong bài văn có thể
có luận điểm chính và luận điểm phụ.
+ Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, làm cho luận điểm có sức
thuyết phục.
+ Lập luận (luận chứng) là cách lựa chọn, xắp xếp, trình bày luận cứ để làm rõ cho luận điểm.
- Yêu cầu của luận điểm, luận cứ, luận chứng:
+ Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế.
+ Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu.
+ Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì mới có sức thuyết phục.
- Tìm hiểu đề và tìm ý:
+ Tìm hiểu đề phải xác định đúng vấn đề,phạm vi, tính chất của bài nghị luận để bài khỏi bị
sai lệch.
+ Tìm ý là quá trình xây dựng hệ thống các ý kiến, quan niệm để làm rõ, sáng tỏ cho ý kiến
chung nhất của toàn bài nhằm đạt mục đích nghị luận.
Căn cứ để lập ý: dựa vào chỉ dẫn của đề. dựa vào những kiến thức về xã hội và văn học mà
bản thân tích lũy được.
- Bố cục bài văn nghị luận gồm có ba phần:
+ MB: Nêu luận điểm xuất phát, tổng quát.
THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

1

+ TB: Triển khai trình bày nội dung chủ yêu của bài.
+ KB: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ quan điểm của người viết về vấn đề
được giải quyết trong bài.
- Các phương pháp lập luận: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng ...
* Phép lập luận chứng minh:
- Đặc điểm: Lập luận chứng minh dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một ý kiến
nào đó là chân thực.
- Yêu cầu: Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn,
thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
- Các bước làm bài văn chứng minh:
+ Tìm hiểu đề, lập ý
+ Lập dàn bài
+ Viết bài
+ Đọc và sửa lại
- Bố cục của bài văn lập luận chứng minh:
+ MB: Nêu luận điểm cần chứng minh.
+ TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
+ KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
* Phép lập luận giải thích:
- Đặc điểm: Phép lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm
chất ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, tình cảm.
- Các phương pháp giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với
những hiện tượng khác, chỉ ra mặt có lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng hoặc vấn
đề được giải thích.
- Các bước làm bài văn giải thích: (giống bài lập luận chứng minh)
- Bố cục:
+ MB: Nêu luận điểm cần được giải thích và gợi ra phương hướng giải
thích.
+ TB: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
+ KB: Nêu ý nghĩa của vấn đề cần được giải thích trong bài với mọi
người.

THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

1

ĐỀ 1
I. LÝ THUYẾT: (4đ )
Câu 1: Nêu giá trị nội dung của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( 2đ )
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu
đặc biệt
II. LÀM VĂN: (6đ)
Đề: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người
Đáp án:
I. Lý thuyết:( 4đ )
Câu 1: Giá trị nội dung của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu (0,5đ )
- Truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử (0,5đ )
- Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân
+ Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước (0,5đ )
+ Tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công cuộc kháng chiến (0,5đ )
Câu 2: Yêu cầu của đoạn văn
- Viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung phù hợp, diễn đạt chặt chẽ ( 1,5đ )
- Sử dụng đúng câu đặc biệt, có gạch dưới câu đặc biệt có trong đoạn văn ( 0,5đ )
II. Làm văn (6đ)
1. Yêu cầu chung:
Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn chứng minh. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt
tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, đáp ứng yêu cầu của đầ bài
2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những yêu cầu cơ
bản sau:
Bài làm phải có bố cục 3 phần: Mở bải, thân bài, kết bài
a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người.
Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.
b/ Thân bài:
- Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc
sống con người.
- Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.
- Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.
- Con người phải bảo vệ thiên nhiên.
c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.
ĐỀ 2
Câu 1: (2 điểm)
a) Câu đặc biệt là gì?
b) Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của những câu đặc biệt trong đoạn
văn đó ?
THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

1

Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi
gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây…Bốn giây…Năm giây…Lâu quá!
Câu 2: (2 điểm) Nêu lên ý nghĩa giá trị của kinh nghiệm hai câu tục ngữ sau ?
a) Tấc đất tấc vàng.
b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu 3: (6 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung
câu tục ngữ đó.
Đáp án
Câu 1: (2 điểm)
a) Nêu được định nghĩa câu đặc biệt: (0.5 điểm)
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
b) Học sinh xác định và nêu được tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn (1,5đ )
- Những câu đặc biệt có trong đoạn văn:
+ Ba giây…Bốn giây…Năm giây… (Xác định thời gian) (1 điểm)
+ Lâu quá! (Cảm xúc hồi hộp chờ đợi) (0.5 điểm)
Câu 2: (2điểm)
- Nêu được ý nghĩa, giá trị của kinh nghiệm từng câu tục ngữ, mỗi câu đúng được (1 điểm)
a) Tấc đất tấc vàng
- Đất được coi như vàng, quý như vàng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất ) so sánh với
cái lớn (tấc vàng ) để nói giá trị của đất.
- Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Vàng ăn mãi cũng hết. Còn “chất vàng “ của đất
khai thác mãi cũng không cạn.
b) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Câu tục ngữ khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố (nước, phân, lao động, giống lúa )
đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
- Vận dụng trong quá trình trồng lúa giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng
yếu tố cũng như mối quan hệ của chúng.
Câu 3: (6 điểm)
I/ Yêu cầu chung:
- Học sinh làm đúng yêu cầu về kiểu bài nghị luận giải thích.
- Xây dựng bài văn có bố cục ba phần
- Văn viết mạch lạc, dẫn chứng xác thực, lí lẽ thuyết phục, viết đúng chính tả.
II/ Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài: (1 điểm)- Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể
hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.
b) Thân bài: (4 điểm) Học sinh giải thích rõ ràng và lập luận làm nổi rõ vấn đề:
- Nghĩa đen
THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

1

+ Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng” là ý nói đi nhiều đi xa và đi thì học được nhiều kinh
nghiệm, kiến thức… “một sàng khôn”.
- Nghĩa bóng : nghĩa của cả câu tục ngữ muốn khuyên răn, nhắc nhở và khuyến khích chúng
ta kinh nghiệm của ông cha cần “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
(lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh.)
- Mở rộng bàn luận:
Nêu được mặt trái của vấn đề : đi nhiều mà không học hỏi, không có mục đích của việc
học…
c) Kết bài: (1 điểm)
- Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với ngày hôm nay.
Lưu ý:
Nội dung trên chỉ là định hướng chung. Học sinh có thể có nhiều cách làm bài khác nhau;
giáo viên cần vận dụng biểu điểm linh họat đánh giá đúng chất lượng làm bài của học sinh.
ĐỀ 3
Câu1(3 điểm): Cho đoạn văn:
“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và lũ cướp nước”
a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b,Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn ? Cho biết phép lập luận chính của văn bản?
c, Tìm câu nêu luận điểm và vai trò của nó trong đoạn văn?
Câu2 (3 điểm):Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “
Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn
Câu3(4 điểm): Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Em hãy giải
thích câu tục ngữ đó.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu1(3 điểm):
a.(1 đ) Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” . Tác giả
Hồ Chí Minh. (Mỗi ý đúng 0,5 đ)
b. (1 đ) Phương thức biểu đạt nghị luận. Phép lập luận chính là chứng minh. ( Mỗi ý đúng 0,5
đ)
c.(1 đ) Câu nêu luận điểm: “ Dân ta có một lòng yêu nước”. Đây là luận điểm xuất phát nêu
lên vấn đề nghị luận. Các câu sau làm sáng tỏ câu nêu luận điểm.
Câu2 (3 điểm):
Viết đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt rõ ràng , không sai lỗi chính tả nêu được các ý
sau:
THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC

https://nguyenthienhuongvp77.violet.vn/

1

- Sống chết mặc bay là một trong những tác phẩm truyện ngắn thành công nhất của
Phạm Duy Tốn.
- Lời văn cụ thể, sinh động. Lựa chọn ngôi kể khách quan. Xây dựng nhân vật điển hình.
Vận dụng kết hợp khéo léo hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.
- Tác phẩm lên án gay gắt tên quan phủ “ lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương
trước cảnh “ nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô
trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
- Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo.
Giáo viên căn cứ vào bài làm thực tế của HS để linh điểm. Đạt các yêu cầu trên 3đ. Hai
phần yêu cầu 2đ . Một phần yêu cầu 1đ. Các mức còn lại cần linh hoạt chiết điểm
Câu3 (4 điểm):
Viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích. Xây dựng bài văn theo bố cục ba phần. Văn viết
mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực, viết đúng chính tả.
Bài viết cần có những ý sau:
a. Mở bài : Dẫn dắt và nêu vấn đề cần giải thích
b. Thân bài:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng có nghĩa là gì?
Nghĩa đen: Người ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng
cây.
Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả lao động ( về mọi mặt) phải nhớ ơn người
đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó hoặc thế hệ sau phải biết ơn thế hệ
trước.
- Tại sao ăn quả lại phải nhớ ơn người trồng cây? Vì:
Tất cả thành quả lao động ( Vật chất và tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày hôm
nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên. Nhiều thành quả phải đánh đổi bằng
xương máu.(dẫn chứng)
- Thái độ biết ơn của người ăn quả với người trồng cây được thể hiện:
Trân trọng ghi nhớ công ơn ( dẫn chứng bàn thờ tổ tiên, đền thờ...)
Có ý thức vun đắp bảo vệ góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra
là làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, gia đình ngày càng no ấm.
- Phê phán thái độ sai trái vô ơn bạc nghĩa, ăn cháo đá bát đó là biểu hiện của sự suy
thoái đạo đức, nhân cách cần phải lên án nghiêm khắc.
c. Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ là lời khuyên, lời răn dạy bổ ích cho tất cả mọi
người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
Học sinh cần phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi là cách đền đáp công ơn thiết thực
nhất
Nội dung trên chỉ là định hướng một số kiến thức cơ bản. Chúc các em ôn tập thật
tốt

THIÊN HƯƠNG SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP

TÀI NGUYÊN DẠY HỌC