Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án đề thi thử THPTQG 2020 lần 8 môn Sinh - THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu (An Giang)

09159dcfb726fab958fc3a79840d326d
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:57:04 | Được cập nhật: 13 tháng 5 lúc 2:19:54 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 265 | Lượt Download: 1 | File size: 0.494751 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 1 – 008 NỘI DUNG: CHƯƠNG I – CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Câu 1. Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Phiên mã tổng hợp mARN B. Dịch mã C. Nhân đôi ADN D. Phiên mã tổng hợp tARN Câu 2. Nhận định nào sau đây là đúng cho tất cả quá trình truyền đạt thông tin di truyền trong nhân tế bào động vật? A. Trong nhân tế bào chỉ có quá trình nhân đôi của ADN B. Cùng sử dụng một phức hệ enzim giống nhau C. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung D. Sử dụng hai mạch pôlinuclêôtit của phân tử ADN làm mạch khuôn Câu 3. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường có hoặc không có lactôzơ thì A. Gen cấu trúc vẫn tổng hợp enzim phân giải lactôzơ B. Gen đều hòa vẫn tổng hợp prôtêin ức chế C. ARN-pôlimeraza vẫn gắn vào vùng vận hành D. Prôtêin ức chế vẫn gắn vào vùng khởi động Câu 4. Chỉ có 3 loại nucleotit A,T,G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN nhân tạo, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền ? A. 3 loại B. 9 loại C. 27 loại D. 8 loại Câu 5. Số mạch đơn ban đầu của một phân tử ADN chiếm 6,25 % số mạch đơn có trong tổng số các phân tử ADN con được tái bản từ ADN ban đầu. Trong quá trình tái bản môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 104160 Nu. Phân tử ADN này có chiều dài là A. 11067 Å B. 11804,8 Å C. 5712 Å D. 25296 Å Câu 6. Một phân tử mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nucleotit A: U :G:X = 4 :3:2:1 . Tỉ lệ bộ ba có chứa cả ba loại nuclêôtit A, U, G được mong đợi là : A. 7,2% B. 21,6% C. 2,4% D. 14,4% Câu 7. Dung dịch có 80% Ađênin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba ribônuclêôtit, thì trong dung dịch này bộ ba AUU và AUA chiếm tỷ lệ A. 16% B. 38,4% C. 24% D. 51,2% Câu 8. Đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể có điểm khác nhau cơ bản là A. Đột biến nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể, còn đột biến gen không thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm săc thể B. Đột biến nhiễm sắc thể thường phát sinh trong giảm phân, còn đột biến gen thường phát sinh trong nguyên phân C. Đột biến NST có hướng, còn đột biến gen vô hướng D. Đột biến NST có thể gây chết,còn đột biến gen không thể gây chết Câu 9. Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là T r a n g 1|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] A. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X B. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T C. Mất một cặp G – X D. Mất một cặp A-T Câu 10. Gen B có chiều dài 476 nm và có 3600 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen b. Cặp gen Bb tự nhân đôi liên tiếp hai lần tạo ra các gen con. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 3597 nuclêôtit loại ađênin và 4803 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là A. Mất một cặp A-T B. Thay thế một cặp G-X bằng cặp A-T C. Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X D. Mất một cặp G-X Câu 11. Một gen của sinh vật nhân sơ chỉ huy tổng hợp 3 polipeptit đã huy động từ môi trường nội bào 597 axit amin các loại. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có 100A ; 125U . Gen đã bị đột biến dẫn đến hậu quả tổng số nuclêôtit trong gen không thay đổi nhưng tỷ lệ A/G bị thay đổi và bằng 59,57%. Độtbiến trên thuộc dạng nào sau đây? A. Thay thế hai cặp G - X bằng hai cặp A - T B. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T C. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X D. Thay thế hai cặp A - T bằng hai cặp G - X Câu 12. Khi nói về cơ chế dịch mã ờ sinh vật nhân thực, có bao nhiêu định sau đây là đúng? 1. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→3’ trên phân tử mARN 2. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3’ →5’ trên phân tử nhân tử mARN 3. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. 4. Axit amin mở đầu trong quá trình dich mã là mêtiônin. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 13. Một gen có 500 ađênin, 1000 guanin. Sau đột biến, gen có 4001 liên kết hiđro nhưng chiều dài không thay đổi. Đây là loại đột biến A. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T B. Mất 1 cặp nuclêôtit C. Thêm 1 cặp nuclêôtit D. Thay thế một cặp A-T bằng 1 cặp G-X Câu 1 4 . Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5’XXU3’,5’XXX3’,5’XXA3’,5’XXG3’. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit A. Thay đổi nucleotit thứ 3 trong mỗi bộ ba B. Thay đổi nucleotit đầu tiên trong mỗi bộ ba C. Thay đổi nucleotit thứ 2 trong mỗi bộ ba D. Thay đổi vị trí của tất cả các nucleotit trên một bộ ba Câu 15. Cho các thông tin sau đây : 1. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. 2. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. 3. Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp. 4. mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là: A. (2) và (4) B. (1) và (4) C. (3) và (4) D. (2) và (3) Câu 16. Một phân tử mARN có: 150 ađênin; 210 uraxin; 90 guanin và 300 xitôzin. Số axit amin cần cung cấp cho phân tử mARN trên thực hiện dịch mã là: A. 248 B. 249 C. 251 D. 250 T r a n g 2|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] Câu 17. Hình bên dưới mô tả quá trình phiên mã và quá trình cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn êxôn. Quan sát hình bên dưới và cho biết có bao nhiêu khẳng định sau đây là đúng 1. Đây là quá trình phiên mã ở tế bào nhân sơ 2. Quá trình cắt bỏ intron và ghép nối các exon xảy ra trong nhân tế bào 3. Sự ghép nối các êxôn có thể tạo ra tối đa 3 loại mARN trưởng thành 4. Quá trình phiên mã này ở tế bào nhân thực chỉ tạo ra một loại phân tử mARN duy nhất 5. Phân tử mARN trưởng thành có chiều dài ngắn hơn chiều dài của mạch khuôn trên gen cấu trúc A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 18. Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về điều hòa hạt động gen? 1. Điều hòa hoạt động gen xảy ra ở tất cả mọi loài sinh vật 2. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli. Khi không có đường lactozơ thì prôtêin ức chế vẫn được tổng hợp 3. Gen điều hòa không nằm trong cấu trúc của opêron Lac 4. Opêron gồm các gen cấu trúc không liên quan về chức năng A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 19. Gen B ở sinh vật nhân sơ có trình tự nucleotit như sau 3’…TAX TTX… AGT… TXT…TXA XAAATT…5’ Mạch mã gốc Số thứ tự nucleotit trên mạch gốc 1 43 58 88 150 Biết rằng: chuỗi polipeptit do gen B quy định tổng hợp có 50 axit amin GUX: Valin UXA: Leucin XXA: Prolin. GUU: Valin AGU: Xerin AGA: Acginin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dư đoán sau, dự đoán nào đúng? A. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A-T ở vị trí 43 bằng cặp nuclêôtit G-X tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polipeptit không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp B. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit T-A ở vị trí 58 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp T r a n g 3|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] C. Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 88 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôiipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 29 số với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp D. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A-T ở vị trí 150 bằng cặp nuclêôtit G - X tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen B quy định tổng hợp Câu 20. Khi nói về operon Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai ? 1. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của operon Lac 2. Vùng khởi động (P) là nơi ARN – polimerase bám vào và khởi đầu phiên mã 3. Khi môi trường không có lactose thì gen điều hòa (R) không phiên mã 4. Khi gen cấu trúc A phiên mã 10 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 10 lần A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 21. Hình bên dưới thể hiện cấu trúc của một số loại nuclêôtit cấu tạo nên Axit Nucleic. Trong số các hình trên, có bao nhiêu hình là đúng? A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 (1,2,5) Câu 22. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1800 nuclêôtit, đột biến điểm xảy ra làm cho phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp không thay đổi số axit amin nhưng làm xuất hiện một axit amin mới so với prôtêin do gen bình thường tổng hợp (đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc ở giữa mạch và không liên quan đến bộ ba mở đầu). Theo lí thuyết, số nuclêôtit của gen đột biến là A. 1802 B. 1798 C. 1800 D. 1801 Câu 23. Một phân tử mARN ở E.coli có U = 20%; X = 22%; A = 28%. Tỷ lệ % từng loại nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN này là? A. A = T = 24%; G = X = 26% B. A = T = 30%; G = X = 20% C. A = T = 20%l G = X = 30% D. A = T = 28%; G = X = 22% Câu 24. Dưới đây là trình tự các axit amin của một đoạn chuỗi pôlipeptit bình thường và pôlipeptit đột biến: Chuỗi pôlipeptit bình thường: Phe – ser – Lis – Leu – Ala – Val... Chuỗi polipeptit đột biến: Phe – ser – Lis – Ile – Ala – Val... Loại đột biến nào dưới đây có thế tạo nên chuỗi polipeptit đột biến trên? T r a n g 4|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] A. Đột biến thêm cặp nuclêôtit. B. Đột biến mất cặp nuclêôtit. C. Không thể đo kết quả của đột biến điểm. D. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. Câu 2 5 . Hãy chọn tổ hợp các con số dưới đây để biểu thị các đặc điểm của mã di truyền I. Mã bộ ba II. Mã có tính thoái hóa III. Mã di truyền đặc thù cho từng loài IV. Mã được đọc từ 1 điểm bất kì theo từng bộ ba V. Mã có tính phổ biến. VI. Mã có tính đặc hiệu. Câu trả lời đúng là A. I, II, V, VI B. II, III, V, và VI C. II, IV, V và VI D. I, III, V và VI Câu 26. Alen A có chiều dài 306nm và có 2338 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần cho quá trình tái bản các alen nói trên là 5061 ađênin và 7532 nucleotit guanin. Cho các kết luật sau: 1. Alen A nhiều hơn alen a 2 liên kết hiđrô 2. Alen A có chiều dài lớn hơn alen a 3. Alen A có G = X = 538; A = T = 362 4. Alen a có G = X = 540; A = T = 360 Số kết luận đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 27. Với kí hiệu p là nhóm phôtphat, cách biểu diễn trình tự chuỗi polinuclêôtit trên một mạch đơn của ADN nào sau đây là đúng? A. 5’-pApTpTpApXpGp-3’ B. 5’-ApTpTpApXpGp-3’ C. 5’-pApTpTpApXpG-3’ D. 5’-ApTpTpApXpG-3’ Câu 28. Một gen dài 425 nm và có tổng số nuclêôtit loại A và nuclêôtit loại T chiếm 40% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 220 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 20% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Mạch 1 của gen có G/X = 2/3 2. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 53/72 3. Mạch 2 của gen có G/T = 25/28 4. Mạch 2 của gen có 20% số nuclêôtit loại X A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 29. Trong quá trình sinh tổng hợp protein, ở giai đoạn hoạt hóa axít amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng A. Để axít amin được hoạt hóa và gắn với tARN B. Để cắt bỏ axít amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit C. Để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN D. Để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN Câu 30. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, kết luận nào sau đây không đúng? A. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’- 3’ mạch mới được tổng hợp gián đoạn B. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN C. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bảo D. Enzim ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới Câu 31. Trên một phân tử mARN có trình tự các nu như sau: 5 ... XXXAAUGGGGXAGGGUUUUUXUUAAAAUGA.. .3’ Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số aa mã hóa và số bộ ba đối mã T r a n g 5|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] được tARN mang đến khớp với riboxom lần lượt là: A. 6 axit amin và 7 bộ ba đối mã B. 6 axit amin và 6 bộ ba đối mã C. 10 axit amin và 10 bộ ba đối mã D. 10 axit amin và 11 bộ ba đối mã Câu 32. Khi nói về đột biến gen bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Bazơ Nitơ dạng hiếm có thể dẫn đến bắt cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit 2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể 3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit 4. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa 5. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường 6. Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thể một cặp G-X thành một cặp A-T A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 33. Về hiện tượng đột biến gen ở các loài thực vật, cho các phát biểu: 1. Các gen tế bào chất đột biến cũng có thể được di truyền cho đời sau 2. Đột biến thay thế cặp nucleotide ở vùng mã hóa mà không tạo codon kết thúc thường có hậu quả ít nghiêm trọng hơn so với đột biến mất cặp nucleotide ở vùng này 3. Các gen điều hòa được bảo vệ bởi hệ thống protein đặc hiệu, chúng không bị đột biến 4. Một đột biến gen có thể tạo ra bộ ba 5’AUG3’ ở giữa vùng mã hóa, nó luôn khởi đầu cho một quá trình dịch mã mới Số phát biểu chính xác là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 34. Một nhà khoa học đang nghiên cứu chức năng của một gen mới. cô ấy xác định 5 alen của gen này, và mỗi gen mang một đột biến khác nhau. Cô chỉ có thể chọn 1 alen để nghiên cứu, vì vậy cô ấy muốn chọn alen có nhiều khả năng nhất sẽ cho kiểu hình cực đoan (kiểu hình khác nhất với kiểu dại). bản đồ gen cho bình thường dưới đây. Dựa vào thông tin dưới đây về mỗi đột biến, vậy alen nào cô ấy sẽ chọn ? A. Alen với 1 cặp bazơ được thêm vào tại exon 1 B. Alen với 50 cặp bazơ bị mất đi tại promoter C. Alen với 2 cặp bazơ bị mất đi tại intron 1 D. Alen với 1 codon kết thúc sớm tại Exon 2 Câu 35. Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN: 1. Enzym nối ligaza có mặt trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp 2. Enzym ADN polymeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một khuôn 3. Enzym ARN-polymeraza luôn dịch chuyển theo chiều enzym tháo xoắn 4. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một chạc sao chép, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3 6 . Alen A có chiều dài 306nm và có 2338 liên kết hidro bị đột biến thành gen a. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần cho quá trình tái bản của các alen nói trên là 5061 adenin và 7532 guanin. Cho các kết luận sau: 1. Alen A nhiều hơn alen a 3 liên kết hidro 2. Alen A có chiều dài lớn hơn alen a 3. Alen A có G = X = 538; A = T = 362 4. Alen a có G = X = 540; A = T = 360 Có bao nhiêu phát biểu đúng T r a n g 6|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 37. Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có chiều dài là 0,51μm, với tỷ lệ các loại nucleotit adenine , guanine, xitozin lần lượt là 10%, 30%, 40%. Người ta sử dụng phân tử mARM này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài tương đương. Tính theo lý thuyết, số lượng nucleotit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là ? A. G=X=1050; A=T=450 B. G=X=450; A=T=1050 C. G=X=900; A=T=2100 D. G=X=2100; A=T=900 Câu 38. Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến II III IIII IIV IV VVI Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 448 884 872 736 360 6108 Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là A. II, VI B. I, II, III, V C. I, III D. I, III, IV, V Câu 39. Một gen ở sinh vật nhân sơ có tổng số 3200 nucleotit trong đó số nucleotit loại A của gen chiếm 24%. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có A1= 15% và G1 = 26%. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về gen trên ? 1. Gen có tỷ lệ A/G = 12/13 2. Trên mạch thứ nhất của gen có T/G = 33/26 3. Trên mạch thứ 2 của gen có G/A = 15/26 4. Khi gen tự nhân đôi 2 lần, môi trường đã cung cấp 2304 nucleotit loại adenin. A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 40. Trình tự sau đây được ghi trong ngân hàng dữ liệu gen là một phần của locut mã hóa trong một bộ gen: 5 ' ... AGGAGGTAGXAXXTTTATGGGGAATGXATTAAAXA .....3’. Bộ ba ATG được gạch chân là bộ ba mở đầu của gen ở locut này. Trình tự nào dưới đây có thể là một phần của mARN được phiên mã tương ứng với locut đó? A. 5'... AGGAGGUAGXAXXUUUAUGGGGAAUGXAUUAAAXA ...3' B. 5'... UXXUXXAUXGUGGAAAUAXXXXUUAXGUAAUUUGU ...3' C. 5'... AXAAAUUAXGUAAGGGGUAUUUXXAXGAUGGAGGA ...3' D. 5'... UGUUUAAUGXAUUXXXXAUAAAGGUGXUAXXUXXU ...3' - Hết Đề thi gồm có 7 trang Giám thị coi thi không giải thích gì thêm Thứ Ngày Năm 04/07/2019 Sáu 05/07/2019 Bảy 06/07/2019 Chủ nhật 07/07/2019 LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 7 Giờ Mục tiêu 08:00 Đăng đề số 7 – Nội dung: Sinh 12 chương I 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 8 – Nội dung: Sinh 12 chương I 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 9 – Nội dung: Sinh 12 chương I 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 10 – Nội dung: Sinh 12 chương I 20:00 Đăng đáp án T r a n g 7|7