Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án đề thi thử THPTQG 2020 lần 7 môn Sinh - THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu (An Giang)

a3886c669fd4b8e7c085db0827fd4dfc
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:56:41 | Được cập nhật: 14 tháng 5 lúc 6:25:43 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 269 | Lượt Download: 0 | File size: 0.409332 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 1 – 007 NỘI DUNG: CHƯƠNG I – CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Câu 1. Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng ? A. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động B. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt C. Vì protêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ D. Lactose làm mất cấu hình không gian của nó Câu 2.Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac. khi môi trường không có lactose A. Vùng vận hành không liên kết với prôtêin điều hoà B. Gen cấu trúc không phiên mã C. Prôtêin ức chế bị bất hoạt D. Gen điều hoà không hoạt động Câu 3. Có bao nhiêu loại codon mã hóa cho các axit amin có thể được tạo ra trên đoạn phân tử mARN gồm 3 loại nuclêotit là A, U và G? A. 64 B. 24 C. 21 D. 27 Câu 4. Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch mã gốc là 3’..TGTGAAXTTGXA... 5’. Theo lí thuyết, trình tự nucleôtit trên mạch bổ sung của đoạn phân tử ADN này là A. 5' ...TGTGAAXXTGXA... 3’ B. 5'...AAAGTTAXXGGT... 3’ C. 5’..TGXAAGTTXAXA... 3’ D. 5’...AXAXTTGAAXGT... 3’ Câu 5. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A/G=2/3 . Gen này bị đột biến mất một cặp nuclêotit (nu) do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường, số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là A. A = T = 600 nu; G = X = 899 nu B. A = T = 900 nu; G = X = 599 nu C. A = T = 600 nu; G = X = 900 nu D. A = T = 599 nu; G = X = 900 nu Câu 6. Phân tử ADN vùng nhân ở vi khuẩn E. coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn, Nêu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lân nhân đôi, trong số các phân tử ADN có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15 ? A. 4 B. 6 C. 2 D. 8 Câu 7: Nhận xét nào đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? 1. Trong quá trình phiên mã tồng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3’ 2. Trong quá trình phiên mã tồng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’→ 3’ 3. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tồng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’→ 5’ là liên tục còn mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’→ 3’ là không liên tục (gián đoạn) 4. Trong quá trình dịch mã tổng họp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3’→ 5’ A. 2,3,4 B. 1,2,3 C. 1.2,4 D. 1,3,4 Câu 8. Có một trình tự ARN 5’…AUG GGG UGX XAU UUU…3’ mã hóa cho một đoạn T r a n g 1|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] polipeptit gồm 5 axit amin Sự thay thế nu nào dẫn đến việc chuỗi polipeptit chỉ còn lại 2 axit amin A. Thay thế X ở bộ ba nu thứ ba bằng A B. Thay thế A ở bộ ba nu đầu tiên bằng X C. Thay thế G ở bộ ba nu đầu tiên bằng A D. Thay thế U ở bộ ba nu đầu tiên bằng A Câu 9. Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được protein Insulin là vì mã di truyền có A. Tính phổ biến B. Tính đặc hiệu C. Tính thoái hóa D. Bộ ba kết thúc Câu 10: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng ? 1. Đột biến gen thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã 2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. 3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen có liên quan đến một số cặp nucleotit 4. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến 5. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. A. (2),(4),(5) B. (3),(4),(5) C. (1),(2),(3) D. (1,(3),(5) Câu 11. Trong các dạng đột biến gen thì A. Đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì chỉ gen trội mới tạo ra kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường hiện tại vì vậy mà nó làm tăng giá trị thích nghi của quần thể trước sự thay đổi của điều kiện môi trường. B. Đột biến trội hay đột biến lặn đều có ý nghĩa như nhau đối với quá trình tiến hóa vì nó tạo ra alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. C. Đột biến gen trội có nhiều ý nghĩa hơn đối với quá trình tiến hóa vì nó biểu hiện ngay ra ngoài kiểu hình mà đột biến gen trội thường có lợi cho sinh vật vì vậy có thể nhanh chóng tạo ra những dạng thích nghi thay thế những dạng kém thích nghi. D. Đột biến gen lặn có nhiều ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa vì khi nó tạo ra sẽ không biểu hiện ngay mà tồn tại ở trạng thái dị hợp, dù là đột biến có hại thì cũng không biểu hiện ngay ra kiểu hình vì vậy có nhiều cơ hội tồn tại và làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể. Câu 13. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. B. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. C. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế. D. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. Câu 14. Một chuỗi polinucleotit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp dung dịch chứa U và X theo tỉ lệ 4:1. Số đơn vị mã chứa 2U1X và tỉ lệ mã di truyền 2U1X lần lượt là A. 8 và 48/125 B. 8 và 16/125 C. 8 và 64/125 D. 3 và 48/125 Câu 15. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến B. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa D. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit Câu 16. Một gen cấu trúc dài 4080 Å, có tỷ lệ A/G =1,5; gen này bị đột biến thay thế một cặp T r a n g 2|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng nucleotit từng loại của gen sau đột biến là A. A = T =720; G = X = 480 B. A = T =719; G = X = 481 C. A = T =419; G = X = 721 D. A = T =721; G = X = 479 Câu 17. Phân tích thành phần axit nucleic tách từ ba chủng virut thu được kết quả như sau Chủng A : A = U = G = X = 25 % Chủng C : A = T = G = X = 25 % Chủng B : A= G = 20 % ; U = X =30 % Vật chất di truyền của A. Chủng A là ARN còn chủng B và C là AND B. Chủng A và B là ARN còn chủng C là ADN C. Cả ba chủng mà ARN D. Cả ba chủng là ADN Câu 18. Cho các phát biểu sau: 1. Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit 2. Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit mà gen đó tổng hợp 3. Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5'UAA3'; 5'UAG3' và 3'UGA5' 4. Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu sai? A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 19. Một gen có chiều dài 0,408 micrômet, gen đột biến biến tạo thành alen mới có khối lượng phân tử là 72.104 đvC và giảm 1 liên kết hydro. Dạng đột biến gen nào đã xảy ra? A. Thêm 1 cặp G – X B. Thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X C. Thêm 1 cặp A – T D. Thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T Câu 20. Alen B dài 204nm. Alen B bị đột biến thay thế một cặp nucleotit thành alen b, alen b có 1546 liên kết hidro. Số lượng nucleotit loại G của alen b là A. 253 B. 254 C. 346 D. 347 Câu 21. Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng ? A. Quá trình dịch mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào B. Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc với codon 3’UAG5’ C. Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN D. Chỉ mạch mã gốc của gen mới được sử dụng làm khuôn để thực hiện quá trình phiên mã Câu 22. Khi nói về đột biến gen có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng 1. Nuclêôtit có thể dẫn đến kết hợp sai cặp trong quá trình nhân đôi ADN gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit 2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể 3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit 4. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa T r a n g 3|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] 5. Mức độ gây hại của Alen được biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường 5. Hợp chất 5BU Gây đột biến thay thế một cặp G-X bằng một cặp A- T A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 23. Trong các phát biểu sau về gen, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Khi gen bị đột biến sẽ tạo ra alen mới. 2. Chỉ có một trong hai mạch của gen được dùng làm khuôn trong quá trình phiên mã. 3. Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã là: 5’UAA3’, 5’UAG3’ và 5’UGA3’ 4. Gen bị đột biến luôn biểu hiện ngay ra kiểu hình của cơ thể sinh vật. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23. Một gen bình thường dài 0,4080 μm, có 3120 liên kết hiđrô, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nhưng không làm thay đổi số liên kết hiđrô của gen. số nuclêôtit từng loại của gen đột biến có thể là: A. A = T = 270; G = X = 840 B. A = T = 479;G = X = 721 hoặc A = T = 481; G = X = 719 C. A = T = 840; G = X = 270 D. A = T = 480; G = X = 720 Câu 24. Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chứa N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện nhân đôi 3 lần sau đó được chuyển về môi trường chứa N15 để nhân đôi thêm 2 lần nữa. Ở lần nhân đôi cuối cùng người ta thu được 70 phân tử ADN chứa 1 mạch N14 và 1 mạch N15. Số phân tử ADN ban đầu là: A. 9 B. 3 C. 7 D. 5 Câu 25. Cho các nhận định sau về đột biến gen: 1. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN 2. Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn giống và tiến hóa 3. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất 1 cặp nuclêotit 4. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với cơ thể đột biến 5. Dưới tác dụng của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau Số nhận định sai là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 26. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực: 1. Số lượt tARN bằng số codon trên mARN 2. Với 2 loại nucleotit A và G có thể tạo ra tối đa 8 lọại mã bộ 3 khác nhau 3. Có 2 loại tARN vận chuyển axit amin kết thúc 4. Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh bằng số lượt tARN 5. Khi một riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN quá trình dịch mã dừng lại, mARN phân giải giải phóng các nucleotit vào môi trường nội bào A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 27. Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ các liên kết hidro và làm tách hai mạch đơn của phân tử. Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ 1 có tỉ lệ A/G thấp hơn phân tử ADN thứ 2. Nhận định nào sau đây là chính xác: T r a n g 4|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] A. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử thứ 2 lớn hơn phân tử thứ 1 B. Nhiệt độ nỏng chảy của 2 phân tử bằng nhau C. Nhiệt độ nóng chảy của phân tử thứ 1 lớn hơn phân tử thứ 2 D. Chưa đủ cơ sở kết luận Câu 28. Bảng sau đây cho biết một số đặc điểm trong mô hình điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli. Cột A Cột B (1) Vùng khởi động (a) tổng hợp prôtêin ức chế (2) Gen điều hòa (b) vị trí tương tác với enzim ARN polimeraza. (3) Vùng vận hành (c) vị trí tương tác với chất ức chế (4) Nhóm gen cấu trúc (d) tổng hợp enzim phân giải đường lactôzơ (5) Opêron Lac (e) không chứa gen điều hòa R. Tổ hợp ghép đôi đúng là A. 1-a, 2-c, 3-e, 4-b, 5- d. B. 1-d, 2-b, 3-d, 4-e, 5-a. C. 1-b, 2-a, 3-c , 4-d, 5-e. D. 1-c, 2-e, 3-a, 4-d, 5-b. Câu 29. Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã 2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể 3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit 4. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 30. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã. 1. ARN polymeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã) 2. ARN polymeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3’- 5’ 3. ARN polymeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ 4. Khi ARN polymeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là ? A. (1) → (2) → (3) → (4) B. (1) → (4) → (3) → (2) C. (2) → (1) → (3) → (4) D. (2) → (3) → (1) → (4) Câu 31. Alen B có 2600 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại A ít hơn số nuclêôtit loại G là 200 nuclêôtit. Alen B bị đột biến điểm thành alen b. Alen b có 2601 liên kết hiđrô. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? 1. Alen b dài hơn alen B. 2. Đây là dạng đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. 3. Số lượng nuclêôtit loại X của alen b là 600. 4. Tỉ lệ A/G của alen B là 2/3. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 32. Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 489,6nm và có 720 nuclêôtit loại guanin. Mạch 2 T r a n g 5|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] của gen có số nucleotit loại ađênin chiếm 30% và số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Quá trình phiên mã của gen đã sử dụng 1152 uraxin của môi trường nội bào. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Gen có ít hơn 150 chu kì xoắn. 2. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 2 của gen nàỵ là: A = T = G = X = 360 nu. 3. Mạch I là mạch gốc, gen đã phiên mã 4 lần và sử dụng 1728 ađênin của môi trường nội bào. 4. mARN của gen này có thể tổng hợp được chuỗi polipeptit hoàn chỉnh gồm 479 axitamin. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 33. Một gen có 1200 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Mạch 1 của gen có A/G = 15/26. 2. Mạch 1 của gen có (T + X)/(A + G) = 19/41. 3. Mạch 2 của gen có A/X = 2/3. 4. Mạch 2 của gen có (A + X)/(T + G) = 5/7. A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 34. Người ta chuyển 1 số vi khuẩn E. coli từ môi trường nuôi cấy với N14 sang môi trường nuôi cấy N15 (Nitơ phóng xạ). Sau một thời gian, khi phân tích ADN của các E.coli thì tỷ lệ phân tử ADN có mang N14 chiếm 12,5%. Biết rằng số lần nhân đôi của các phân tử ADN như nhau. Mỗi phân tử ADN đã nhân đôi A. 5 lần B. 3 lần C. 6 lần D. 4 lần Câu 35. Gen B có 65 chu kỳ xoắn và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây sai? 1. Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T. 2. Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1666. 3. Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282, G = X = 368. 4. Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 36. Một cặp alen Aa dài 0,306 micromet. Alen A có 2400 liên kết hiđrô, alen a có 2300 liên kết hiđrô. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể ba (2n+1) có số nuclêôtit của các gen trên là T = 1000 và G = 1700. Kiểu gen của thể lệch bội trên là. A. Aaa B. Aaa C. AAA D. aaa Câu 37. Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực trong quá trình tái bản đã tạo nên được 3 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 9 đoạn okazaki, đơn vị tái bản 2 có 12 đoạn okazaki và đơn vị tái bản 3 có 15 đoạn okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cho quá trình tái bản trên là: A. 42 B. 36 C. 39 D. 33 Câu 38. Ở một loài sinh vật, xét một locut gồm 2 alen A và a, trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306nm và có 2338 liên kết hidro, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Một tế bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần thiết cho quá trình tái bản của T r a n g 6|7 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] các alen là 5061 A và 7532 G.Cho kết luận sau: 1. Gen A có chiều dài lớn hơn gen a 2. Gen A có G = X = 538; A =T 362 3. Gen a có A = T = 360; G = X = 540 4. Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X Số kết luận đúng là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 39. Alen A có chiều dài 306 nm và có 2160 liên kết hidro bị đột biến thành alen a. Một té bào xoma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân 4 lần liên tiếp, số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình tái bản các alen nói trên là 16200 nucleotit loại A và 10815 nucleotit loại G. Có bao nhiêu kết luận sai? 1. Alen A nhiều hơn alen a 3 liên kết hidro 2. Alen a có chiều dài lớn hơn alen A 3. Alen A có G=X=540, A=T=360 4. Alen A có G=X=361, A=T=540 5. Đột biến này ít ảnh hưởng đến tính trạng mà gen đó quy định. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 40. Axit amin cystein được mã hóa bởi 2 bộ ba, alanin được mã hóa bởi 4 bộ ba, valin được mã hóa bởi 4 bộ ba. Có bao nhiêu loại mARN khác nhau làm khuôn tổng hợp cho một đoạn polypeptit có 5 axit amin, trong đó có 2 cystein, 2 alanin và 1 valin? A. 30720 B. 7680 C. 23040 D. 256 - Hết Đề thi gồm có 7 trang Giám thị coi thi không giải thích gì thêm Thứ Ngày Năm 04/07/2019 Sáu 05/07/2019 Bảy 06/07/2019 Chủ nhật 07/07/2019 LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 7 Giờ Mục tiêu 08:00 Đăng đề số 7 – Nội dung: Sinh 12 chương I 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 8 – Nội dung: Sinh 12 chương I 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 9 – Nội dung: Sinh 12 chương I 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 10 – Nội dung: Sinh 12 chương I 20:00 Đăng đáp án T r a n g 7|7