Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án đề thi thư THPTQG 2020 lần 2 môn Sinh - THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu (An Giang

fa38a53700ee8f15297c0c7c8d54f65d
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:51:47 | Được cập nhật: hôm kia lúc 5:30:44 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 389 | Lượt Download: 1 | File size: 0.417312 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 1 – 002 BÀI: GEN – MÃ DI TRUYỀN, NHÂN ĐÔI ADN; PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Câu 1. Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp? A. Vùng kết thúc B. Vùng điều hòa C. Vùng mã hóa D. Cả ba vùng Câu 2. Intron là: A. Đoạn gen không mã hóa axit amin B. Đoạn gen mã hóa axit amin C. Gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn D. Đoạn gen mang tính hiệu kết thúc phiên mã Câu 3. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng ở đời cá thể con nhờ cơ chế: A. Nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã B. Phiên mã và dịch mã C. Nhân đôi ADN và phiên mã D. Nhân đôi ADN và dịch mã Câu 4. Enzim bẻ gãy các liên kết hiđrô trong quá trình nhân đôi ADN là: A. Ligaza B. Amylaza C. Helicaza D. ADN polimeraza Câu 5. Trong chu kỳ tế bào, ở kỳ trung gian, nhân đôi ADN diễn ra ở pha A. G1 B. S C. G2 D. N Câu 6. ARN có mang anticodon (bộ ba đối mã) A. mARN B. tARN C. rARN D. mARN Câu 7. Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc? A. 3' AGU 5' B. 3' UAG 5' C. 3' UGA 5' D. 5' AUG 3' Câu 8. Quá trình tổng hợp ARN trong nhân tế bào liên hệ trực tiếp đến quá trình nào sau đây? A. Nhân đôi ADN B. Sinh tổng hợp protein trong tế bào chất C. Sinh sản của tế bào D. Dịch mã trong nhân tế bào Câu 9. Trong quá trình tổng hợp prôtêin, pôliribôxôm có vai trò A. Gắn tiểu phần lớn với tiểu phần bé để tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh B. Gắn các axit amin với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit C. Làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin D. Giúp ribôxôm dịch chuyển trên mARN Câu 10. Một bệnh di truyền hiếm gặp có triệu chứng suy giảm miễn dịch, chậm lớn, chậm trưởng thành và có đầu nhỏ. Giả sử tách chiết được ADN từ một bệnh nhân có các triệu chứng nêu trên và tìm thấy các mạch ADN dài đầy đủ và các đoạn rất ngắn hầu như luôn có tổng khối lượng tương đương. Bệnh nhân này có nhiều khả năng là do sai hỏng về loại enzim nào dưới đây? A. ADN pôlimeraza B. ADN ligaza C. Hêlicaza D. Topoisomeraza Câu 11. Khi nói về điều hòa hoạt động gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen tạo ra B. Một gen điều hòa có thể tác động đến nhiều Operon T r a n g 1|6 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] C. Gen điều hòa chỉ tổng hợp protein ức chế khi nhóm gen cấu trúc ngừng hoạt động D. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở mức phiên mã Câu 12. Quá trình xử lí các bản sao ARN sơ khai ở tế bào nhân chuẩn được xem là sự điều hòa biểu hiện gen ở mức A. Sau dịch mã B. Sau phiên mã. C. Dịch mã. D. Phiên mã Câu 13. Chuỗi ADN xoắn kép dạng vòng được tìm thấy ở A. Một số vi rút, tất cả vi khuẩn, ti thể và lạp thể B. Chỉ có ở vi khuẩn C. Toàn bộ vi rút, tất cả vi khuẩn, ti thể và lạp thể D. Chỉ có trong ti thể và lạp thể Câu 14. Điều gì sẽ xảy ra nếu gen điều hòa của Operon Lac ở vi khuẩn đột biến tạo ra sản phẩm có cấu hình không gian bất thường? A. Operon Lac sẽ chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactozo B. Operon Lac sẽ không hoạt động ngay cả khi môi trường có lactozo C. Operon Lac sẽ hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào D. Operon Lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào Câu 15. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn B. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN C. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit ở vùng mã hoá trên mạch mã gôc của gen D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiêu điêm trong môi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản Câu 16. Khi nói về vật chất di truyền ở sinh vật nhân sơ, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các vi khuẩn đều có ADN vùng nhân nhưng chỉ có 1 số vi khuẩn có plasmit B. ADN vùng nhân được liên kết với histon nên ADN được đóng xoắn theo nhiều mức độ khác nhau C. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn D. ADN vùng nhân có dạng kép mạch thẳng Câu 17. Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào A. Luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử B. Tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau C. Luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit D. Thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể Câu 18. Một đoạn mạch bổ sung của một gen có trình tự các nu như sau: 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình giải mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên sao mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia như sau T r a n g 2|6 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] A. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’ B.5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’ C. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3 D.3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’ Câu 19. Người ta đã làm thí nghiệm: dùng N15 để đánh dấu phóng xạ ADN ban đầu, sau đó cho phân tử ADN đã được đánh dấu vào môi trường chỉ có N14 và nhân đôi 3 lần. Trong các gen con được tạo ra thì các gen chứa các mạch polinucleotit không chứ N15 chiếm tỉ lệ A. 3/4 B. 1/3 C. 2/3 D. 1/4 4 Câu 20. Một ti thể có 5.10 cặp nu. Ti thể này thực hiện nhân đôi liên tiếp 6 lần. Số liên kết hóa trị được hình thành là: A. 63.105 B. 63.105 – 126 C. 64.105 D. 64.105 – 128 Câu 21. Khi quan sát quá trình tái bản của một phân tử ADN người ta thấy có 240 đoạn Okazaki và 256 đoạn mồi. Hỏi quá trình tái bản ADN này đã hình thành nên số đơn vị tái bản là A. 6 B. 7 C. 9 D. 8 Câu 22. Một phân tử ADN mạch kép thẳng của sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080 A0. Trên mạch 1 của gen có A1 = 260 nu, T1 = 220 nu. Gen này thực hiện tự sao một số lần sau khi kết thúc đã tạo ra tất cả 64 chuỗi polinucleotit. Số nu từng loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản của gen nói trên là: A. A= T = 30240 ; G = X = 45360 B. A = T = 14880 ; G = X = 22320 C. A = T = 29760 ; G = X = 44640 D. A = T = 16380 ; G = X = 13860 Câu 23. Phân tử mARN trưởng thành dài 0,3162 µm có tỉ lệ các loại nucleotit A:U:G:X = 4:2:3:1 và mã kết thúc là UGA. Số nucleotit A,U,G,X mỗi loại môi trường cần cung cấp cho các đối mã của tARN kkhi tổng hợp một chuỗi polipeptit lần lượt là A. 371, 185, 278 , 93 B. 92, 185 , 278 , 371 C. 371, 185, 278 , 92 D. 185 , 371 , 93 , 278 Câu 24. Một gen có 3600 nuclêôtit, có hiệu số nuclêôtit loại G với loại nuclêôtit khác chiếm 10% tổng số nuclêôtit của gen. Số liên kết hidro bị phá vỡ khi gen nhân đôi 4 lần là A. 57600 B. 70200 C. 74880 D. 4680 Câu 25. Một phân tử mARN có thành phần cấu tạo gồm 3 loại ribo nucleotit A,U,G đang tham gia dịch mã. Theo lý thuyết, trong môi tường nội bào có tối đa bao nhiêu loại tARN trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã dữa trên thông tin di truyền của phân tử mARN trên? A. 27 loại B. 8 loại C. 20 loại D. 24 loại 0 Câu 26. Một gen có chiều dài 5100 A và có số hiệu số A – G bằng 10% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A = X = 10% số lượng nuclêôtit của mạch. Số lượng nuclêôtit loại X trên mạch 2 của gen là A. 600 B. 300 C. 150 D. 450 0 Câu 27. Một gen có chiều dài 2040 A . Trên mạch hai của gen có số nuclêôtit loại A = 4T; có G = A - T; có X = 2T. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là A. A = T = 120; G = X = 480 C. A = T = 360; G = X = 240 T r a n g 3|6 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] B. A = T = 480; G = X = 120 D. A = T = G = X = 300 0 Câu 28. Một gen có chiều dài 3570 A và số nuclêôtit loại ađênin (loại A) chiếm 20%. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là A. A = T = 420; G = X = 630 C. A = T = 210; G = X = 315 B. A = T = 714; G = X = 1071 D. A = T = 600; G = X = 900 Câu 29. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại G. Mạch một của gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30% và số nuclêôtit loại G chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch một của gen này là: A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750 C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150 B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150 D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150 Câu 30. Một mARN nhân tạo có ba loại nuclêôtit với tỉ lệ A:U:G=5:3:2. Tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa hai trong ba loại nuclêôtit nói trên là A. 78% B. 66% C. 68% D. 81% Câu 31. Từ 4 loại nucleotit A, T, G, X có thể tạo ra được bao nhiêu bộ ba mã hóa axít amin mà mỗi bộ ba chỉ chứa 1 A, 1 T và một loại nucleotit khác A. 10 B. 12 C. 18 D. 24 Câu 32. Một polinucleotit tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp dung dịch chứa U và X theo tỉ lệ 4:1. Có bao nhiêu đơn vị mã và tỉ lệ mã di truyền 1U, 2X: A. 8 và 48/125 B. 6 và 32/125 C. 8 và 12/125 D. 8 và 64/125 Câu 33. Có bao nhiêu phát biểu sai trong số các phát biểu sau: 1. Khi so sánh các đơn phân của ADN và ARN, ngoại trừ T và U thì các đơn phân còn lại đều đôi một có cấu trúc giống nhau, ví dụ đơn phân A của ADN và ARN có cấu tạo như nhau 2. Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự các nuclêôtit 3. Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN 4. Trong quá trình nhân đôi ADN có 4 loại nuclêôtit tham gia vào việc tổng hợp nên mạch mới. 5. ARN có tham gia cấu tạo một số bào quan A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 34. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với ADN ở sinh vật nhân thực? 1. Có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 chuỗi polipeptit xoắn với nhau 2. Các bazo trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X và ngược lại 3. Có thể có mạch thẳng hoặc mạch vòng 4. Trên mỗi phân tử ADN chứa nhiều gen 5. Trực tiếp là khuôn cho quá trình phiên mã A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 35. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng cho phần lớn các gen? 1. Một gen là một đoạn phân tử ADN , có chứa các chỉ dẫn để tạo một protein đặc thù 2. Một gen là một đoạn của phân tử ADN , có chứa các chỉ dẫn để tạo một ARN đặc thù T r a n g 4|6 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] 3. Một gen là một đoạn của phân tử ADN có thể điều khiển sự biểu hiện tính trạng cùa một sinh vật 4. Một gen là một phân tử ADN, có chứa các chỉ dẫn để tạo nhiều phân tử protein hoặc phân tử ARN khác nhau 5. Một gen là một đoạn của phân tử ADN, mà vùng điều hòa của gen luôn nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc 6. Một gen là một đoạn của phân tử ARN, mà vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 3' của mạch mã gổc A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 36. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có những phát biểu sau: 1. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản 2. Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit của phân tử mARN 3. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn 4. Trong quá trình phiên mã, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa 5. Trong quá trình nhân đôi ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới được tổng hợp Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng? A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 37.Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng? 1. Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn 2. Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con 3. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn 4. Các gen nằm trong nhân một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 38. Cho biết một đoạn mạch gốc của alen A có 15 nucle otit là: 3’ AXG GXA AXA TAA GGG 5’. Các codon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’, 5’XGA3’, 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Khi đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi polipeptit, các tARN đến tham gia dịch mã có các anticodon theo trình tự 3’AXG5’, 3’GXA5’, 3’AXG5’, 3’UAA5’, 3’GGG5’ T r a n g 5|6 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] 2. Nếu gen A bị đột biến thêm vặp G – X trước cặp A – T ở vị trí thứ 12 trên đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nucleotit tại codon thứ 5 3. Gen A có thể mã hóa được chuỗi polipeptit có trình tự axit amin là Cys – Arg – Cys – Ile – Pro 4. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A – T ở vị trí thứ 9 của đoạn ADN nói trên bằng cặp T – A thì quá trình dịch mã không có phức hợp axit amin – tARN tương ứng cho codon này A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 39. Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ prôtein của chủng B. 1. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai 2. Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bị bệnh 3. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc chủng B 4. Kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nuclêic Có mấy nhận định đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 40. Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra 12 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi liên tiếp hai lần nữa. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1. Số phân tử ADN ban đầu là 2 2. Số mạch polibucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 100 3. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 36 4. Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 28 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 - Hết Đề thi gồm có 6 trang Giám thị coi thi không giải thích gì thêm LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 6 Thứ Ngày Sáu 28/06/2019 Bảy 29/06/2019 Chủ nhật 30/06/2019 Giờ 08:00 20:00 08:00 20:00 08:00 20:00 Mục tiêu Đăng đề số 1 – Nội dung: Sinh học 12 bài 1, 2, 3 Đăng đáp án Đăng đề số 1 – Nội dung: Sinh học 12 bài 1, 2, 3 Đăng đáp án Đăng đề số 1 – Nội dung: Sinh học 12 bài 1, 2, 3 Đăng đáp án T r a n g 6|6