Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề dấu câu Ngữ văn 7

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 16:11:33 | Được cập nhật: 14 giờ trước (17:54:29) Kiểu file: PPT | Lượt xem: 708 | Lượt Download: 18 | File size: 1.657344 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

KÍNH CHÀO
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH

Tiết 122 – 123

CHỦ ĐỀ : DẤU CÂU
(Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang)
A. Giới thiệu chung
B. Dấu câu trong chương trình Ngữ văn 7
C. Luyện tập

BÀI TẬP LÀM THEO NHÓM
Nhóm 1, 2 : bài tập 1, 2 (SGK. 123)
Nhóm 3, 4 : bài tập 1, 2 (SGK. 130, 131)

Bài tập 1 (SGK.123). Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới
đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì ?
a) – Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây
như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
– Dạ, bẩm…
– Đuổi cổ nó ra !
(Phạm Duy Tốn)
–> Dấu chấm lửng biểu thị lời nói bị đứt quãng do sợ hãi, lúng
túng.
b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại…
(Đào Vũ)
–> Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở.
c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình… bó buộc y.
–> Dấu chấm lửng biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
Cao)

(Nam

Bài tập 2 (SGK.123). Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy
trong mỗi câu dưới đây :
a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy
phát điện ; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên
những con tàu lớn.
(Thép Mới)
b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và
ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng ; nhưng mỗi năm
vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập
hết cả bãi Soi.
(Đào
Vũ)
c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi
non, hoa cỏ trông mới đẹp ; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng
suối –>
chảy
đề ngâm
vịnh, tiếng
Cảlàm
3 câu
dấu chấm
phẩychim,
đánhtiếng
dấu suối
ranhnghe
giới mới
giữahay.
hai vế
(Hoài
của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Thanh)

Bài tập 1 (SGK.130). Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong
những câu dưới đây :
a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa
xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh…
(Vũ Bằng)
–> Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
b) Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó – rằng có thấy đôi ngọn
râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn
ra có một lần thôi.
(Nguyễn Ái Quốc)
–> Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
c) – Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ ! – Một chú bé con thầm thì.
– Ồ ! Cái áo dài đẹp chửa ! – Một chị con gái thốt ra. (Nguyễn Ái Quốc)
–> Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải
thích.
d) Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.
–> Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh.
e) Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.
–> Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh.

Bài tập 2 (SGK.131). Hãy nêu rõ công dụng của các dấu
gạch nối trong ví dụ dưới đây :

– Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.
Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các
trường vùng An-dát và Lo-ren…
(An-phông-xơ Đô-đê)
–> Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài (Béc-lin,
An-dát, Lo-ren).

Bài tập 3 (SGK.123). Viết một đoạn văn về ca Huế trên
sông Hương trong đó :
a. Có câu dùng dấu chấm lửng.
b. Có câu dùng dấu chấm phẩy.

Bài tập 3 (SGK.131). Đặt câu có dùng dấu gạch ngang :
a. Nói về một nhân vật trong truyện “Sống chết mặc bay”.
b. Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.

Bài tập. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) về chủ đề
bảo vệ môi trường. Trong đoạn văn đó có câu dùng dấu chấm
lửng, có câu dùng dấu chấm phẩy, có câu dùng dấu gạch ngang.

Bài tập. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) về chủ đề
bảo vệ môi trường. Trong đoạn văn đó có câu dùng dấu chấm
lửng, có câu dùng dấu chấm phẩy, có câu dùng dấu gạch ngang.

– Lập bảng tổng hợp công dụng của các dấu câu đã
học (theo mẫu).
– Soạn bài Văn bản đề nghị :
+ Xem lại bài Tìm hiểu chung về văn bản hành
chính.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Sưu tầm một văn bản đề nghị để làm tài liệu học
tập.

CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH