Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Các câu hỏi ôn thi Lịch sử 7

3117f09dabd18f7ac021fbe12a12dac2
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 31 tháng 8 2021 lúc 11:06:35 | Được cập nhật: 21 tháng 4 lúc 21:10:10 | IP: 14.165.3.160 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 367 | Lượt Download: 1 | File size: 0.074696 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Câu 1: Em có nhận xét gì về tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời nhà Trần? Trả lời: * Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần: - Về văn hóa: + Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hung dân tộc,… + Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý. + Nho giáo ngày càng phát triển, các nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng. + Nhân dân ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,… Các hoạt động này rất phổ biến và phát triển. + Các tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến. - Về giáo dục: + Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư. + Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp. - Về khoa học: Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đều đạt được những thành tựu đáng kể: bộ "Đại Việt sử kí", tác phẩm "Binh thư yếu lược",… - Về nghệ thuật: + Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),… + Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm. * Nhận xét: - Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển mạnh mẽ hơn thời Lý. - Đã đạt được nhiều thành tựu về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật. - Có sự phát triển trên là do các chính sách quan tâm của nhà Trần trên tất cả các mặt, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật phát triển. => Chứng tỏ Đại Việt dưới thời Trần là một quốc gia cường thịnh. Câu 2: Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời nhà Trần sau chiến tranh có gì mới? Trả lời: Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh đều rất phát triển: * Thủ công nghiệp: - Thủ công nghiệp nhà nước: rất phát triển và được mở rộng nhiều ngành nghề như: làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển,... - Thủ công nghiệp nhân dân: rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng,... - Một số thợ thủ công cùng nghề như làm đồ gốm, dệt vải lụa, nhuộm, làm giấy,… tụ họp lại, thành lập làng nghề, phường nghề. - Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao như thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,… là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần. * Thương nghiệp: - Nội thương: + Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi. + Xuất hiện một số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng. + Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán các nơi. - Ngoại thương: việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn. Câu 3: Trình bày vài nét về xã hội thời Trần Sau chiến tranh chống Mông – Nguyên, xã hội ngày càng có sự phân hóa: - Vương hầu, quý tộc tích thêm nhiều ruộng đất, là tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi. - Tầng lớp địa chủ có nhiều ruộng đất tư cho nong dân cày cấy để thu tô. - Nông dân cày cấy ruộng công ở các làng xã là tầng lớp đông đảo nhất, nông dân lĩnh canh đông hơn trước. - Tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng ngày càng đông. - Nông nô, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ bị lệ thuộc vào quý tộc . Câu 4: em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên Nguyên nhân thắng lợi 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên là do: - Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến. - Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần. - Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. Câu 5: Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc. - Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân. - Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược. - Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc. - Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt. Câu 6: Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Mông – Nguyên - Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, tăng cường quân số ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển. - Cuối tháng 12 — 1287, khoảng 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy, vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng, rồi tiến về Vạn Kiếp. - Tại Vân Đồn. Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đến, quân Trần đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm. Câu 7: trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Mông – Nguyên - Sau khi biết tin quân Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được giao cho chỉ huy kháng chiến. Ông soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân dân. - Đầu năm 1258, vua Trần mời các vị bô lão họp hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc. - Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng , quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu. - Cuối tháng 1- 1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Giặc tấn công Vạn Kiếp, quân đội nhà Trần rút về Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống" rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía Bắc sông Hồng. Câu 8: Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông cổ - Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy. - Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần. - Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29 - 2 - 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi. Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên - Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập. Với một lực lượng quân đội mạnh và hiếu chiến, vua Mông Cổ liên tiếp xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu. - Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công vào nước Nam Tống (ở phía Nam Trung Quốc), nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. - Để đạt được tham vọng đó, Mông Cổ tiến quân xâm lược Đại Việt, rồi từ Đại Việt đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc để phối hợp với các cánh quân từ phía bắc xuống. Thực hiện kế hoạch "gọng kìm" để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt. Câu 9: Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái dưới thời Lý + Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng thêm diện tích đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh. Được Nhà nước quan tâm, người dân tích cực cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển. + Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng. Chợ mọc lên ngày càng nhiều. Không khí buôn bán trong và ngoài nước tấp nập. -> Làm cho kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển,tạo điều kiện để củng cố quốc phòng toàn dân. Nhân dân, nhất là nông dân tin tưởng vào nhà nước thời Trần Câu 10: em hãy mô tả bộ máy quan lại thời trần - Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền. - Đứng đầu nhà nước là vua, thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng (lưỡng đầu chế). Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước. - Ở trung ương: + Các chức quan đại thần như: quan văn, quan võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ. + Nhà Trần đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện (đảm nhiệm việc viết sử), Thái y viện (coi việc chữa bệnh trong cung), Tôn nhân phủ (nắm sự vụ của họ hàng tôn thất) và một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ,… - Ở địa phương: + Cả nước được chia thành 12 lộ. Đứng đầu lộ là các chức chánh, phó An phủ sứ. + Dưới lộ là phủ, do chức tri phủ cai quản. + Châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện trông coi. + Dưới cùng là xã, do xã quan đứng đầu. Vẽ sơ đồ bậ máy nhà Trần Trình bày những nét chính về pháp luật thời đại trần - Nhà Trần ban hành bộ luật mới là “Quốc triều hình luật”. - Hình luật thời Trần cũng giống như thờ Lý nhưng được bổ sung thêm. Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể về việc mua bán ruộng đất. - Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn. Nhà Trần đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo. Vua Trần vẫn để chuông lớn ở thềm điện Long Trì cho dân đến kêu oan khi cần. Câu 11: Em hãy nêu chủ trương và pháp luật quân đội cũng cố quốc phòng của nhà Trần, kết quả của những biện pháp đó. * Chủ trương, biện pháp: - Tổ chức quân đội: + Quân đội nhà Trần cũng được tổ chức tương tự như nhà Lý, chia thành hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương. + Tuy nhiên, quân đội nhà Trần được tổ chức quy củ hơn ở chỗ: mỗi cấp lộ, làng, xã đều có quân đội riêng. Quân các lộ ở đồng bằng là chính binh, miền núi là phiên binh. Ở các làng xã có hương binh. Khi chiến tranh còn có quân đội của các vương hầu. - Chính sách: Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” vừa đảm bảo được công việc sản xuất vừa đảm bảo về quân đội khi có giặc ngoại xâm đến. - Chủ trương: “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội. Đây là điểm mới và đúng đắn của nhà Trần mà những triều đại trước chưa thể làm được. - Ngoài ra, quân đội còn được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần cử nhiều tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc. * Kết quả: - Nhờ những chủ trương và biện pháp trên đã xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh, có kỉ luật nghiêm minh, có tinh thần đoàn kết. Đây là cơ sở để bảo vệ đất nước, chiến thắng giặc ngoại xâm.