Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài viết số 2 lớp 6: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết

4137aba75149e0c4e22302fe46a95817
Gửi bởi: Big School 17 tháng 9 2016 lúc 3:57:11 | Được cập nhật: 9 giờ trước (1:44:58) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1927 | Lượt Download: 2 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Doc24.vnBài viết số Lớp 6Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bèmà em biết.Dàn ýMở bài: Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể. Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn. Thân bài: Kể những điểm nội bật về người bạn của em. Hoàn cảnh gia đình. Thành tích học tập. Lối sống. Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao? Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em. Học được điều gì kho chơi với người bạn đó? Kết bài: Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục). Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).Bài văn mẫu 1:Về trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Hoà Minh –Quận Liên Chiểu, tôi được nghe những câu chuyện cảm động của các em học sinhnghèo, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi toàn diện.Trong đó một em đã để lại ấn tượng cho tôi nhiều nhất là em Lê Hồng Ân, họclớp 6/3. Mặc dù gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, một mình mẹ em phảibươn chải kiếm tiền nuôi hai chị em ăn học. Như cô Phan Thị Lệ, mẹ em tâm sự:“Nhà cửa và mọi thứ đồ đạc trong nhà đều do người thân mua cho.Tôi làm côngnhân khu công nghiệp tiền lương rất ít, phải chi tiêu thật tiết kiệm mới có tiền đểhai con ăn học. Nhiều khi em Ân phải nhịn ăn sáng để dành tiền mua dụng cụ họctập. Nhưng tôi hạnh phúc là có được một đứa con học giỏi và ngoan hiền đến nhưDoc24.vnvậy.”Hoàn cảnh gia đình khó khăn là vậy nhưng em Ân trong sáu năm liền là họcsinh giỏi toàn diện của trường. Và hằng năm em luôn được thành phố trao họcbổng học sinh hiếu học, có tinh thần vượt khó trong học tập. Ngoài ra, em cònđược nhận học bổng từ các Hội khuyến học Quận, công ty bia Huế, công ty nhàmáy nhựa,…Em không chỉ là một học sinh ngoan hiền, học giỏi mà còn là một HS tham giarất năng nổ các hoạt động của trường giao phó. Như cô Tổng phụ trách Hệ Thị MỹĐức nhận xét: “Em là một liên đội trưởng xuất sắc nhất của trường Tiểu học DuyTân. Đến lớp em vừa là một lớp trưởng, vừa là một chi đội trưởng rất năng động,nhiệt tình. Và em là một học sinh có nhiều đóng góp trong những phong trào củađoàn trường”.Ân học giỏi toàn diện các môn, trong đó đáng biểu dương là em thi được giảiba học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 5. Ngoài ra, em còn có tố chất năng khiếurất nhiều lĩnh vực như vẽ, đàn, sáng tạo dụng cụ học tập, các phong trao thể thao,… Đặc biệt là phong trào thể thao em đã được giải nhì bóng bàn năm lớp 4, đếnlớp em được giải ba cấp quận.Em đứng đầu trong việc làm báo tường của lớp với những hình vẽ rất đẹp vàcó nghĩa.Là một học sinh giỏi và có phẩm chất đạo đức tốt nên em rất được các thầy côgiáo và bạn bè trong trường quý mến. Cô Phan Thị Mỹ Vân, chủ nhiệm lớp nhậnxét: “Em là một học sinh rất ngoan hiền, học giỏi tất cả các môn. Và là học sinh cókết quả học tập trong học kì năm học 2008- 2009 cao nhất trường (9,5). Ngoài ra,em còn là một lớp trưởng rất năng động, nhiệt tình vì vậy mà tôi rất yên tâm khigiao cho em công việc điều hành lớp”. Mặt khác, em là một học sinh rất giàu lòngtương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ những bạn học sinh yếu kém trong lớp vươnlên trong học tập. Như em Nguyễn Quang Đạt, bạn cùng lớp em đã khen ngợi:“Ân là một người bạn rất tốt, nhiệt tình giúp đỡ em trong học tập. Và từ việc họcnhóm với Ân mà em đã tiến bộ hơn rất nhiều”.Doc24.vnÂn là một học sinh không chỉ giỏi mà còn rất ham học và có tinh thần vượtkhó. trường, em là một học sinh giỏi, ngoan hiền được thầy cô bạn bè quý mến.Còn nhà em là một đứa con hết mực hiếu thảo, em luôn làm những công việcnhà khi mẹ đi vắng. Dù là còn nhỏ tuổi nhưng em nhận thức được hoàn cảnh khókhăn, thiếu thốn của gia đình vì thế mà em đã ra sức nổ lực học tập. Và em đã bộclộ ước mơ của mình: “Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một kiến trúc sư,đáp ứng được lòng mong mỏi của gia đình, thầy cô và bạn bè. Và để mẹ em đỡkhổ và vất vả hơn.”Với khả năng học giỏi toàn diện và nổ lực “vượt lên trên hoàn cảnh” cùng vớisự dạy bảo của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể… Tôi tin rằng Ân sẽ thực hiện được ước mơ của mình. Tinh thần hiếu học và nghịlực vươn lên không ngừng của Ân thật đáng khâm phục. Đó là tấm gương sáng đểcho các bạn học sinh noi theo…Bài văn mẫu 2:Ở năm học lớp 5, em có một người bạn thân. Bạn đó tên Tuấn. Bạn là họcsinh giỏi, là một tấm gương tốt trong học tập và hay giúp đỡ bạn bè.Tuấn là người mà cô và các bạn trông cậy nhất. Trong lớp, môn học nào Tuấncũng phát biểu và đóng góp kiến nhiều nhất. Bài làm của bạn ấy lúc nào cũng 9với 10 điểm. Bài nào các bạn chưa hiểu rõ, Tuấn giảng giải từng li từng tí cho cácbạn hiểu. Giờ ra chơi, Tuấn bỏ ra 10 phút để dò lại các kiến thức của những bạnhọc yếu.Có một lần, em để quên cả hộp bút nhà. Tuấn biết, nhưng bạn ấy ko nói côvà còn vui vẻ hi sinh cây bút duy nhất của mình để cho em mượn, nên đứa đã lénlúc thay phiên nhau cầm bút chép bài. Lúc đó, Tuấn làm cho em rất cảm phục vàcảm thấy mến bạn hơn.Một lần khác, em bị sốt cao phải nghỉ học hết ngày. Em định gọi điện thoạinhờ Tuấn đến giảng bài. Vừa nhấc máy lên, chưa kịp bấm số, thì em nghe Tuấngọi: “Duy ơi! Bạn có nhà ko? Mình đến thăm bạn đây!”. Ko ngờ Tuấn đã tranh thủlàm hết bài nhà, rồi đem vở đến giảng cho em. Tuấn còn chép phụ bài giúp emDoc24.vnnữa. Hôm ấy, em cảm động xuýt rơi nước mắt. Nhờ vậy mà tình bạn giữa em vàTuấn càng thân thiết và gắn bó hơn.Có một hôm, vào giờ ra chơi, em cùng Tuấn đang ngồi đọc truyện trên ghế đá,thì thấy một người bạn khác lớp bị té trước mặt, ngồi ôm chân đau đớn. Tuấn liềnchạy tới đỡ bạn dậy, phủi quần áo cho bạn và hỏi: “Bạn có đau lắm ko? Để mìnhgiúp bạn”. Thế mà em vẫn ngồi trên ghế đá, cầm cuốn truyện, nhìn Tuấn. Tuấnquay lại chỗ ngồi, vậy mà ko hề mở lời trách móc em mà vui vẻ cùng em đọc tiếpcuốn truyện. Có lẽ Tuấn muốn giữ nguyên vẹn tình bạn giữa hai đứa.Trên lớp, bạn ấy còn hay trực nhật phụ các bạn. Vào những cuộc thi đua củakhối năm, lớp em luôn đoạt giải nhất nhì là nhờ bạn. Cả lớp, ai cũng tự hào vềTuấn.Được cô giáo thương, các bạn trông cậy và tin tưởng như vậy mà Tuấn ko tỏ ratự cao, hóng hách, thật đáng khâm phục. Tuấn đúng là cháu ngoan của Bác Hồ.Em rất tự hào vì có người bạn thân như Tuấn. Em thấy mình còn phải họchỏi thêm nhiều điều Tuấn. Qua những sự việc trên, em sẽ cố gắng phấn đấu đểđược như Tuấn, luôn có trong mắt của cô và các bạn, để được trở thành con ngoantrò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.Bài văn mẫu 3:"Bạn bè là nghĩa tương thân Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau" Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là mộttrong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốtchặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểubạn ấy rất nhiều. Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ởhè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập.Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnhkhó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùngtiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài,Doc24.vnlàm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ cácbạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạnyếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cáchtrình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp línhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn. Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi côgiáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồnkhi các bạn bị điểm kém hơn mình. Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của cácbạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùngtập thể lớp rất quí mến Hoàng. Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết,tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ. Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi cóngười bạn như Hoàng.Bài văn mẫu 4:Ở lớp 6A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên đượcnhiều người quý mến. Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường:Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen,dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnhvà đôi mắt lúc nào cũng như cười. Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thìluôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạnấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hànhvi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quýKhoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹpcủa Khoa mà chúng em cần học hỏi. Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gìDoc24.vnđến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. nhà Khoa là một đứangoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ cóthời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sáchvở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy… Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếuniên tiền phong Hồ Chí Minh.Bài văn mẫu 5:Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải aicũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiếnem hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốtviệc tốt ngay trên đường phố. Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ phầnđường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên chodòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳngđể gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sangđược đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường.Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đènđỏ bật lên, em bước nhanh qua. Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đếnnơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫmtừng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc. Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù lànhững người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hộiđể làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.Bài văn mẫu 6:Đến bây giờ, dù hai đứa học hai trường khác nhau nhưng tôi vẫn đến nhà vàchơi với Sinh. Tôi rất cảm phục Sinh vì những việc mà Sinh đã làm cho Mai-người hàng xóm và cũng là bạn học của tôi và Sinh hồi tiểu học.Ngày ấy tôi lên lớp Năm. Lớp tôi học có nhiều bạn chuyển đến lắm, nên lớpDoc24.vnkhông được đoàn kết. Giờ ra chơi, ai mới chuyển đến, không quen biết bạn thìphải chơi một mình, còn những người học lớp cũ thì có bạn cũ để chơi. Tôi chơithân với Mai từ hồi học mẫu giáo. Hai đứa nhà đều gần nhau, bố mẹ lại là bạn thânnên tôi coi Mai như em. Gia đình hai nhà khá giả nên tôi và Mai được đi học thêmở nhiều nơi và tham gia nhiều câu lạc bộ thể thao, văn hóa. Lúc nào hai đứa cũngliền với nhau. Trong số những bạn mới vào lớp có bạn tên là Sinh, vừa quê ra.Chắc vì hay đi chơi nên da bạn đen nhưng khỏe. Sinh lầm lì, ít giao tiếp nhưng họcrất giỏi và có tài. Sinh biết đánh đàn oóc-gan. Cứ đến giờ hát là Sinh lên đánh đàn,lại hát mẫu cho cả lớp. Chúng tôi phục Sinh lắm. Một lần tôi và Mai ra HồTâychơi. Thấy nước mát, Mai đi xuống những bậc thang dưới hồ múc nước rửa tay.Mai cuối xuống bỗng trượt chân ngã. “Mai không biết bơi”. Tôi nhớ ra. Tôi địnhtrèo xuống, bơi cứu Mai thì chân tôi bị chuột rút. Tôi sợ quá, kêu to: “Cứu, cứuvới, có người chết đuối”. Chưa kêu hết câu, tôi thấy có bóng đen lao xuống nước.Tôi lết ra, Sinh, đúng cậu ấy. Sinh dìu Mai vào bờ. Mai ngất đi. Tôi phải hô hấpnhân tạo cho Mai và hét to: “Đi gọi bác sĩ”. Sinh vù đi. Năm phút sau, bác sĩ đến...Mai nằm khóc, bốmẹMai cũng thế. Tôi ngồi nắm chặt tay Mai. Mẹ Mai dựa đầuvào vai bố Mai nấc lên từng tiếng rõ rệt. Bác sĩ đã cố hết sức, nhưng cánh tay phảicủa Mai đã vĩnh viễn không cử động được. Từ đó Mai lầm lì, mặc cảm với chínhmình. Chỉ có tôi và Sinh ân nhân của Mai -là có thểlại gần Mai. Làm sao Mai cóthểđi học? Tôi hỏi Sinh, Sinh trảlời ngay: Tập viết lại bằng tay trái. Hằng ngày,dưới sựhướng dẫn của Sinh và góp của tôi, Mai phải tập viết. Năm tháng trôimau, Mai phục hồi nhanh chóng và chẳng bao lâu đã thích ứng với hoàn cảnh. Tôiluôn bên Mai an ủi và Sinh luôn có mặt kịp thời, khi có kẻ nào chế giễu Mai haytrêu chọc hai chúng tôi. Mai vui dần lên, cười nhiều hơn và học vẫn giỏi như xưa.Cho đến cuối năm học, tôi và Sinh được nêu gương tốt toàn trường. Tất nhiên cảba đứa đều là học sinh xuất sắc. Vài hôm sau đó, Sinh hớt hải chạy đến nhà Mai,vui mừng giơ tờ giấy vẫy vẫy, hét to: “Có tin mừng, Mai, Lan ơi!”. Tôi giật giấy,đọc lướt nhanh và hét lên: “Mai ơi, Bác sĩ bảo nếu cố gắng luyện tập, tay phải củacậu sẽ cử động được đấy”. Khỏi nói bạn cũng biết sự vui mừng của tôi và Mai, cảDoc24.vnSinh nữa. Tôi cảm ơn Sinh, cảm ơn bác sĩ là ba Sinh. Mai cố bóp tay, động tác đơngiản nhất. Rồi dần dà, Sinh cho Mai tập gập tay, cử động ngón tay và cuối cùnglà cầm bút viết. Mai đã thành công.Qua năm lớp 6, Mai đã hoàn tất bình phục. Bây giờ, tuy không học cùng Mai,Sinh nữa, nhưng tôi sẽ nhớ mãi kỷ niệm đẹp của ba đứa chúng tôi.Bài văn mẫu 7:Hôm đó, tan học tôi và Linh còn rủ nhau ởlại làm nốt mấy bài toán khó vì sợvề nhà không có người trao đổi sẽ không làm được. Bởi vậy ra khỏi trường đã gần12 giờ trưa, vừa đói vừa mệt, tôi chỉ muốn mau chóng về đến nhà để được ngồivào mâm đánh chén một bữa no nê, ngủ một giấc chiều còn đi học tiếp.Buổi trưa, trời nắng, nóng nên đường vắng tanh, tôi mải miết đi về phía nhàmình. Bỗng từ xa, tôi thấy một em bé đứng giữa đường khóc và gọi mẹ. Lúc đóquên cả mệt và đói tôi lại gần và hỏi:-Làm sao mà em lại khóc? Sao em lại đứng ởgiữa trời nắng như vậy?Đứa bé càng khóc to hơn, trong tiếng khóc nó nói:- Em đi chơi nên bị lạc mất đường về. Em sợ lắm. Em muốn về với mẹ cơ.Tôi thấy thương nó quá nhưng biết nó là con nhà ai mà đưa về bây giờ. Tôihỏi:-Thế mẹ em tên gì? Nhà em đâu để chị đưa về?Nghe tôi nói vậy thằng bé mừng lắm nhưng vẫn còn mếu máo:- Chị nói thật đấy nhé! Mẹ em tên là Lan, nhà em mãi đằng kia kìa...- Thế em không nhớ nhà em xóm gì à?- Em không nhớ đâu.Nói xong cậu bé lại oà khóc và gọi: Mẹ ơi! Mẹ ơi!Tôi lại phải dỗ dành:- Em nín đi, đừng khóc nữa chị sẽ đưa em về với mẹ. Chị em mình vừa đi vừahỏi vậy.Tôi dẫn em bé đi về phía em vừa chỉ, trong lòng lo lắng bởi biết nhà em đâumà tìm. Hai chị em tôi đi lòng vòng mất gần một tiếng thì thấy một người phụ nữtất tả đi vềphía tôi, dáng như tìm kiếm một ai đó, tôi hỏi em:Doc24.vn- Kia có phải mẹ em không?Đúng lúc đó cô đã nhận ra con trai mình đang trước mặt, cô mừng rỡ chạylại ôm đứa bé vào lòng. Thằng bé vui sướng reo lên:- Mẹ! Mẹ ơi!Nhìn hai mẹ con cô vui mừng tìm thấy nhau, tôi cũng cảm thấy vô cùng hạnhphúc. Cô quay sang bảo tôi:- May quá, cháu đã đưa em về cho cô, cô cám ơn cháu. Cháu hãy vào nhà côchơi đã!- Dạ, cháu xin phép cô cháu phải về để chiều còn đi học.Tạm biệt mẹ con cô tôi vội vã về nhà, đến bây giờ tôi mới thấy bụng đói thếnhưng tôi lại cảm thấy vui vì đã làm được một việc có nghĩa.Về đến nhà, mẹ tôi chạy ra đón và hỏi:- Sao con về muộn thế? Mẹ lo quá.Tôi kể cho mẹ nghe câu chuyện xảy ra vừa rồi, mẹ ôm tôi vào lòng và nói:- Con gái của mẹ ngoan quá. Con đã biết giúp đỡ người khác lúc gặp khó khănlà điều rất tốt con ạ. Chắc con đã đói lắm, hãy vào ăn cơm đi!Các bạn có biết không, chưa bao giờ tôi lại ăn một bữa cơm ngon như hôm ấy.Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.