Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 2: Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích

1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện

  • Cấu tạo nguyên tử
  • Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân mang điện tích (+) và electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh.
  • Hạt nhân gồm các hạt prôtôn mang điện tích +1,6.10-19C và các nơtrôn không mang điện.
  • Electron mang điện tích -1,6.10-19C, khối lượng m = 9,1.10-31kg.
  • Số electron bằng số prôtôn của hạt nhân nên nguyên tử trung hòa về điện.
  • Điện tích của electron (hoặc prôtôn) là điện tích nhỏ nhất mà có thể có được, ta gọi là điện tích nguyên tố.

2. Thuyết electron

  • Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện của các vật.
  • Nội dung:
    • Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử mất electron sẽ trở thành iôn dương.
    • Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron và trở thành iôn âm.
    • Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số điện tích dương (prôtôn) và ngược lại.

3. Các phương pháp làm nhiễm điện một vật

  • Nhiễm điện do cọ xát.
  • Nhiễm điện do tiếp xúc.
  • Nhiễm điện do hưởng ứng.

4. Định luật bảo toàn điện tích

  • Nội dung: Trong một hệ cô lập, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
  • Ví dụ: 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm