Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường - Đường sức điện

1. Điện trường

  • Qq+-rF
  • Điện tích q đặt gần Q sẽ chịu tác dụng của một lực điện do Q gây ra. Ta nói xung quanh Q tồn tại điện trường và tác dụng lực lên q khi nó đặt trong trường này.
  • Như vậy, điện trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực lên điện tích khác đặt trong nó.

2. Cường độ điện trường

  • Cường độ điện trường (E) là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tác dụng lực.
  • Biểu thức tính: \(E=\frac{F}{q}\), trong đó F là lực tác dụng lên điện tích q khi nó đặt trong điện trường.
  • Đơn vị tính: \(\frac{V}{m}\)(vôn / mét , bạn sẽ được giải thích đơn vị này ở bài sau)
  • Véc tơ cường độ điện trường: \(\vec{E}=\frac{\vec{F}}{q}\)
    • \(q>0\) thì \(\vec{E}\uparrow\uparrow\vec{F}\)
    • \(q<0\) thì \(\vec{E}\uparrow\downarrow\vec{F}\)
  • Nguyên lý chồng chất điện trường: Nếu tại điểm M có các cường độ điện trường \(\vec{E_1},\vec{E_2},...\) do điện tích \(q_1,q_2,...\)gây ra thì cường độ điện trường tại M được xác định: \(\vec{E_M}=\vec{E_1}+\vec{E_2}+...\)

3. Cường độ điện trường của điện tích điểm

  • Q q + - r F
  • Lực tác dụng lên điện tích q: \(F=k\frac{\left|Qq\right|}{r^2}\)
  • Cường độ điện trường tại điểm q: \(E=\frac{F}{q}\) \(\Rightarrow E=k\frac{\left|Q\right|}{r^2}\)

4. Đường sức điện

  • Đường sức của điện trường là đường mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
  • Video 
  • Đường sức điện trườngĐường sức điện trường

Bài tập

Có thể bạn quan tâm