Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 43. Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

BÀI 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT

I. Lý thuyết

1. Phân loại thực vật

- Các nhóm thực vật được học trong chương trình sinh học 6:

+ Nhận xét giữa các nhóm có các đặc điểm về cấu tạo và hình thái khác nhau.

- Ví dụ: 

+ Giữa Tảo và cây Hạt kín có nhiều điểm rất khác nhau.

+ Những giữa các loại Tảo với nhau, hoặc giữa các cây Hạt kín với nhau lại có sự giống nhau về tổ chức cơ thể và sinh sản.

- Việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chứng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là Phân loại thực vật.

2. Các bậc phân loại

- Trong Phân loại thực vật từ nhóm không được sử dụng chính thức. Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau

Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài

- Trong đó, loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít.

- Loài là tập hợp những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo…

+ Ví dụ về các bậc phân loại thực vật

- Ngành: Hạt trần, hạt kín, rêu …

- Lớp: lớp Hai lá mầm, lớp Một lá mầm

- Bộ: bộ gừng, bộ hành …

- Họ: Họ cam, họ hoa hồng …

- Chi: mận mơ, dứa dâu …

- Loài: loài dứa, loài cau …

3. Các ngành thực vật

 

- 1 số đại diện của các ngành Thực vật

+ Ngành Tảo

+ Ngành rêu

+ Ngành Dương xỉ

+ Ngành Hạt trần

+ Ngành Hạt kín

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Thế nào là phân loại thực vật?

Hướng dẫn trả lời:

 Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành cấp bậc phân loại theo trật tự nhất định.

Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:

Ngành — Lớp — Bộ — Họ — Chi — Loài

Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo...

Câu 2: Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điếm chính của mỗi ngành đó.

Hướng dẫn trả lời:                           

Đặc điểm của từng ngành thực vật

+ Ngành Tảo: Chưa có rễ, thân, lá. Sống ở nước là chủ yếu

+ Ngành Rêu: Thân không phân nhánh, không có mạch dẫn, rễ giả, lá nhỏ. Sống ở cạn nhưng ở những nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử này mầm thành cây con.

+ Ngành Dương xỉ: Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có bào tử, bảo từ nảy mầm thành nguyên tản, từ nguyên tản hình thành cây con

+ Ngành Hạt trần: Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có nón, hạt hở (hạt nằm trên noãn)

+ Ngành Hạt kín: Thân, lá, rễ chính thức, đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu, có hoa, quả hạt, hạt nằm trong quả

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Thực vật bậc cao  tiến hóa hơn thực vật bậc thấp ở những điểm nào ?

Hướng dẫn trả lời :

Câu 2: Hãy kể những ngành thực vật đã học ?

Hướng dẫn trả lời :

- Các ngành Tảo

- Ngành Rêu

- Ngành Dương xỉ

- Ngành Hạt trần

- Ngành Hạt kín

Bài tập

Có thể bạn quan tâm