Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Sinh học 8 tiết 21,22

57a12f6f1872283dbfe6cce38092d68a
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:17:34 | Được cập nhật: 3 giờ trước (16:28:07) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 562 | Lượt Download: 0 | File size: 0.286907 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 02/11/2019
Ngày dạy: 04/11/2019

Tuần:11
Tiết: 21

CHƯƠNG IV – HÔ HẤP
Tiết 21, Bài 20 - HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.
- HS xác định được trên hình các cơ quan trong hệ hô hấp người, nêu được các chức năng của
chúng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, tư duy logic ở HS
3. Thái độ:
- Yêu thích học tập bộ môn
- Ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn sức khỏe.
4. Năng lực:
- Quan sát, tìm tòi, động não, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp, hợp tác,....
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh phóng to hình 20.1; 20.2; 20.3 SGK và mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Các hoạt động dạy – học
Mở bài: Hồng cầu có chức năng gì? Máu lấy O2 và thải được CO2 là nhờ đâu? (Nhờ hệ hô
hấp)
Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào đỗi với cơ thể sống?
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp và vai trò của nó đối với cơ thể sống
Hoạt động của GV
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ
kiến thức đã học, quan sát H 20, thảo luận nhóm
trả lời các câu hỏi:
+ Hô hấp là gì?
+ Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt
động sống của tế bào và cơ thể?

+ Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?

Hoạt động của HS
- Cá nhân nghiên cứu thông tin , kết hợp kiến thức
cũ và quan sát tranh, thảo luận thống nhất câu trả
lời.
+ Hô hấp là quá trình cung cấp O2 cho tế bào cơ
thể và thải khí CO2 ra ngoài cơ thể
+ Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào, tham gia vào
phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo năng
lượng (ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào
và cơ thể, đồng thời loại thảiCO2 ra ngoài cơ thể.
+ Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
+ Lưu thông khí ở phổi, Cung cấp O2 cho trao đổi
khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào,...

+ Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp?
* Tiểu kết :
- Hô hấp là quá trình cung cấp O2 cho tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể.
- Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo
năng lượng (ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại thải CO2 ra
ngoài cơ thể.

- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
- Sự thở giúp khí lưu thông ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào.
Hoạt động 2: Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng
Hoạt động của GV
- Yêu cầu HS nghiên cứu sơ đồ H 20.2 SGK và
trả lời câu hỏi:
+ Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào?
+ Chức năng của đường dẫn khí ?
+ Chức năng của phổi ?

Hoạt động của HS
- HS nghiên cứu tranh, mô hình và xác định các
cơ quan.
+ Đường dẫn khí và phổi.
+ Chức năng của đường dẫn khí : dẫn khí, làm
ấm, làm ẩm, loại bỏ tác nhân gây hai cho hệ hô
hấp
+ Chức năng của phổi : trao đổi khí giữa cơ thể
với môi trường
- 1 HS lên bảng chỉ các cơ quan của hệ hô hấp
(hoặc gắn chú thích vào tranh câm).

- Yêu cầu HS xác định các cơ quan đó trên tranh
vẽ (hoặc mô hình)
* Tiểu kết :
- Hệ hô hấp gồm 2 bộ phận:
+ Đường dẫn khí (khoang mũi, họng....): dẫn khí, làm ấm, làm ẩm, loại bỏ tác nhân gây hai cho
hệ hô hấp
+ Hai lá phổi: trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường
4. Củng cố:
HS trả lời câu hỏi:
- Thế nào là hô hấp? Vai trò của hô hấp đối với các hoạt động của cơ thể?
- Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào là chủ yếu?
?-Các thành phần chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì?
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 3, 4 SGK cuối bài.
- Đọc mục: “Em có biết”

Ngày soạn: 04/11/2019
Ngày dạy: 06/11/2019

Tuần: 11
Tiết: 22

HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- HS nắm được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.
- HS nắm được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hình và tiếp thu thông tin, phát hiện kiến thức.
- Vận dụng kiến thức để giải thích thực tế.
3. Thái độ:
- Ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn sức khỏe.
4. Năng lực:
- Quan sát, tìm tòi, động não, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp, hợp tác,....
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh phóng to hình 21.1; 21.2 SGK .
- Hô hấp kế (nếu có).
- Băng video minh hoạ sự thông khí ở phổi, sự trao đổi khí ở tế bào (nếu có).
- Bảng 21 SGK.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hô hấp là gì? Qúa trình hô hấp gồm có những giai đoạn nào?
3. Các hoạt động dạy- học:
* Mở bài:
- Trong bài trước chúng ta đã nắm được cấu tạo của hệ hô hấp. Trong bài này chúng ta sẽ phải
tìm hiểu xem hoạt động hô hấp diễn ra như thế nào? Cơ chế thông khí là gì? Sự trao đổi khí ở
phổi và tế bào có gì giống và khác nhau?
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thông khí ở phổi
Hoạt động của GV
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả
lời câu hỏi:
+ Thực chất của sự thông khí ở phổi là gì?

Hoạt động của HS
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu
hỏi, rút ra kết luận.
+ Thực chất của sự thông khí ở phổi là hoạt động
hít và và thở ra.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ H 21.1, đọc chú thích,
- HS nghiên cứu H 21.1, thảo luận nhóm, đại diện
trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
các nhóm phát biểu bổ sung.
+ Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt
+ Cơ liên sườn co, hệ thống xương sườn nâng lên
động với nhau như thế nào để làm tăng, giảm thể làm tăng thể tích lồng ngực (hít vào)
tích lồng ngực?
Cơ liên sườn dãn, hệ thống xương sườn hạ xuống
làm giảm thể tích lồng ngực (thở ra)
+ Vì sao các xương sườn ở lồng ngực được nâng + Khi thể tích lồng ngực kéo lên trên đồng thời
lên thì thể tích lồng ngực lại tăng và ngược lại?
nhô ra phía trước, tiết diện mặt cắt dọc ở vị trí mô
hình khung xương sườn được kéo lên là hình chữ
nhật, còn ở vị trí hạ thấp là hình bình hành.
Diện tích hình chữ nhật lớn hơn bình hành nên thể
tích lồng ngực hít vào lớn hơn thể tích thở ra.

- GV treo H 21.2 để giải thích cho HS 1 số khái
niệm: dung tích sống, khí bổ sung, khí lưu thông,
khí cặn, khí dự trữ.

- Khi hít vào bình thường, chưa thở ra ta có thể
hít thêm 1 lượng khoảng 1500 ml khí bổ sung.
- Khi thở ra bình thường, chưa hít vào ta có thể
thở ra gắng sức 1500 ml khí dự trữ.
- Thể tích khí tồn tại trong phổi sau khi thở ra
gắng sức còn lại là khí cặn.
- Thể tích khí hít vào thật sâu và thở ra gắng sức
gọi là dung tích sống.
+ Phụ thuộc vào thể tích lồng ngực.

+Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường
và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố
+ Tăng dung tích sống.
nào?
+Vì sao ta nên tập hít thở sâu?
* Tiểu kết :
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp hít vào và thở ra nhịp nhàng.
- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau để tăng thể tích lồng ngực khi hít
vào và giảm thể tích lồng ngực khi thở ra.
+ Khi hít vào: cơ liên sườn co làm cho xương ức và xương sườn chuyển động lên trên và ra 2
bên làm thể tích lồng ngực rộng ra 2 bên. Cơ hoành co làm cho lồng ngực nở rộng thêm về
phía dưới.
+ Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.
- Ngoài ra còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong trường hợp thở gắng sức.
- Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường cũng như gắng sức phụ thuộc vào tầm vóc,
giới tính, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ttrao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
Hoạt động của GV
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 21, thảo luận trả
lời câu hỏi:
+ Nhận xét thành phần khí O2 và khí CO2 hít
vào và thở ra?

+ Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất
khí?
+ Quan sát H 21.4 mô tả sự khuếch tán O2 và
CO2?
+ Thực chất sự trao đổi khí xảy ra ở đâu?

Hoạt động của HS
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát bảng
21, thảo luận nhóm.
+ Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra nhỏ do O2 đã khuếch
tán từ phế nang vào mao mạch máu.
Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra lớn do khí CO2 đã
khuếch tán từ máu vào mao mạch phế nang.
+ Do tế bào sử dụng O2 vào các hoạt động sống
+ O2 (máu) khuếch tán
CO2 (tế bào)
+ Thực chất tế bào là nơi sử dụng O2 và thải CO2
(trao đổi khí ở tế bào).
Sự tiêu tốn O2 ở tế bào đã thúc đẩy trao đổi khí ở
phổi. Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi
khí ở tế bào.

* Tiểu kết :
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có
nồng độ thấp.
+ Trao đổi khí ở phổi:
Nồng độ O2 phế nang lớn hơn nồng độ O2 mao mạch máu nên O2 từ phế nang khuếch tán vào
mao mạch máu.
Nồng độ CO2 mao mạch máu lớn hơn nồng độ CO2 trong phế nang nên CO2 từ mao mạch máu
khuếch tán vào phế nang.

+ Trao đổi khí ở tế bào:
Nồng độ O2 trong máu lớn hơn nồng độ O2ủơ tế bào nên O2 từ máu khuếch tán vào tế bào.
Nồng độ CO2 tế bào lớn hơn nồng độ CO2 trong máu nên CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.
4. Củng cố:
HS trả lời câu hỏi:
-Nhờ hoạt động của cơ quan, bộ phận nào mà không khí trong phổi thường xuyên đổi mới ?
- Thưc chất trao đổi khí ở phổi là gì?
-Thực chất trao đổi khí ở tế bào là gì?
5. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu trang 70 SGK.
- Hướng dẫn:
Câu 2: So sánh hô hấp ở người và ở thỏ:
*Giống nhau:
- Đều gồm 3 giai đoạn.
- Trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán khí.
* Khác nhau:
- Ở thở sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép
giữa 2 chi trước nên không dãn nở về hai bên.
- Ở người: sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở về cả 2
bên.
Câu 3: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí tăng, hoạt động hô hấp của
cơ thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp, vừa tăng dung tích sống.