Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Gửi bởi: Phạm Thọ Thái Dương 11 tháng 2 2020 lúc 14:08:35


Mục lục
* * * * *

Bài 1

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Một bạn dự định tóm tắt văn bản Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay với một số nội dung sau:

- Cái buồn của thơ mới không uỷ mị mà chứa nhiều yếu tố tích cực.

- Thơ mới là phong trào văn học phong phú, một phong trào sáng tạo dồi dào, có nhiều yếu tố tích cực.

- Phong trào Thơ mới có nhiều đóng góp về nghệ thuật thơ.

- Thơ mới xứng đáng được mệnh danh là "một thời đại trong thi ca" như Hoài Thanh đã nói.

Theo anh (chị) những nội dung trên đã bao quát đúng và đủ nội dung của văn bản gốc chưa? Nên bỏ ý nào, bổ sung ý nào ?

Trả lời:

Căn cứ vào văn bản gốc, có thể thấy dự định văn bản tóm tắt trên đây vẫn chưa đủ. Có thể bổ sung thêm ý sau đây:

- Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.

- Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng mà là thiếu khí phách cách mạng.

Ngoài ra có một số ý chưa chính xác cần sửa lại như sau:

- Nội dung câu văn của dự định tóm tắt: "Cái buồn của Thơ mới không ủy mị mà chứa yếu tố tích cực". Không đúng với tinh thần của bản gốc: "Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải đều là ủy mị", "đâu có phải đều là ủy mị" có nghĩa là: Không phải tất cả cái buồn trong thơ mới đều là ủy mị như vậy là vẫn có cái buồn ủy mị.

- Văn bản gốc chỉ đưa ra hai trường hợp cái buồn ủy mị (Con hổ trong Nhớ rừng và nỗi nhớ quê nhà trong Tràng giang) cũng không nên khái quát thành "Chứa nhiều yếu tố tích cực".

Bài 2

Thực hành tóm tắt văn bản Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (phần trích trong SGK).

Gợi ý:

a. Vấn đề nghị luận: Tinh thần cho thơ mới.

b. Mục đích của nghị luận: Khắc hoạ tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ, từ cái "ta" chuyển sang cái "tôi" đầy màu sắc cá nhân, là tình yêu tha thiết tiếng Việt.

c. Bố cục và những ý chính của văn bản trích:

- Phần mở bài: Câu đầu "Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới".

- Phần thân bài gồm các ý sau:

+ Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có đối với văn chương, nghệ thuật trong thời đại mới.

+ Những biểu hiện của "cái tôi" cá nhân trong thơ mới, "cái tôi" buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người.

+ Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt.

- Phần kết bài: Nhấn mạnh tinh thần thơ mới.

d. Dựa vào kết quả đã tìm trên đây, tự tóm tắt văn bản thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 6 câu).

Có thể tham khảo một số mẫu bài tóm tắt đoạn trích Một thời đại trong thi ca sau đây:

Mẫu 1:

   Đặt ra nhiệm vụ đi tìm “Tinh thần thơ mới”. Xã hội Việt Nam xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, quốc gia. Cũng có những bậc kì tài dùng cái tôi cá nhân nhưng để nói chuyện người khác chứ không nói đến mình. Khi cái tôi xuất hiện với cái nghĩa tuyệt đối của nó trên thi đàn Việt Nam, nó vừa đáng thương, vừa tội nghiệp. Tâm hồn của họ thu nhỏ lại trong khuôn khổ chữ tôi. Bi kịch của cái tôi là đi đâu cũng không thoát khỏi sự bơ vơ, cô đơn. Bởi thế, họ gửi tất cả bi kịch vào tiếng Việt. Họ tìm về dĩ vãng để tin vào những bất diệt đảm bảo cho ngày mai.

Mẫu 2:

Nội dung chính của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” là xác định tinh thần thơ mới. Theo Hoài Thanh, việc tìm ra tinh thần thơ mới có nhiều khó khăn, và cách nguyên tắc để minh định tinh thần của thơ cũng và thơ mới là không căn cứ vào cục bộ và cái dở, mà phải căn cứ trên đại thể và cái hay để đánh giá. Tác giả cũng chỉ ra rằng, tinh thần của thơ mới là chữ “tôi” đối lập với chữ “ta” của thơ cũ, và cũng chỉ ra thái độ của xã hội khi ý thức cá nhân mới trỗi dậy: bị rẻ rúng, bị nhìn với con mắt khó chịu, thương hại. Sau khi chỉ ra sự vận động của cái “tôi” trong thơ mới và bi kịch của các nhà thơ mới, Hoài Thanh đã nói về cách giải quyết bi kịch thời đaị của các nhà thơ mới: họ gửi gắm, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng việt, để có thể “nảy mầm hi vọng”, để “vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”.


Được cập nhật: 7 giờ trước (16:06:39) | Lượt xem: 342

Các bài học liên quan