Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 2 trang 113 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Gửi bởi: Nguyễn Thị Ngọc Vào 5 tháng 8 2019 lúc 15:47:21

Lý thuyết

Câu hỏi

Dựa vào hình 37.1 SGK, Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày thực trạng phát triển các cây công nghiệp, khai thác à chế biến lâm sản của vùng Tây Nguyên theo bảng sau:

Hướng dẫn giải

Tiêu chí Cây công nghiệp Khai thác và chế biến lâm sản
Thế mạnh

- Đất bazan giàu dinh dưỡng với diện tích lớn nhất cả nước

- Khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao-> tiềm năng to lớn về nông nghiệp

- Diện tích rừng và độ che phủ rừng cao nhất nước ta

- Không nhiều khoáng sản nhưng có quặng bô-xit với trữ lượng hàng tỷ tấn

- Trữ năng thủy điện tương đối lớn trên các sông: Xê Xan, Xrê Pok, thượng nguồn sông Đồng Nai.

- Có nhiều dân tộc thiểu số với nền văn hóa độc đáo và kinh nghiệm sản xuất phong phú

Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên Vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong khi rừng của nhiều vùng nước ta đang ở tình trạng cạn kiệt, thì ở Tây Nguyên rừng vẫn che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gu mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…). Vào thời gian đó, rừng Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Tây Nguyên thực sự là “kho vàng xanh” của nước ta.
Tình hình sản xuất và phân bố

Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,…) khá thuận lợi.

-Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đăk Lak là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha). Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn: ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đăk Lak. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao.

-Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Chè búp thu hoạch được đem chế biến tại các nhà máy chè Biển Hổ (Gia Lai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng). Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.

-Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai và Đăk Lak.

-Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã thu hút về đây hàng vạn lao động từ các vùng khác nhau của đất nước và cũng tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

 Vào đầu thập kỷ 90, rừng che phủ 60% diện tích lãnh thổ. Đứng đầu cả nước ,chiếm 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước.

- Rừng có nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến…), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…)

- Sản lượng gỗ khai thác hiện nay khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm . Phần lớn gỗ khai thác đem xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến, gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.

- Diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp => Giảm sút nhanh lớp phủ rừng , giảm trữ lượng các loại gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim, thú quý, hạ mực nước ngầm về mùa khô.

Biện pháp giải quyế

+Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.

+Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên.

+Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu

- Ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác rừng hợp lý đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

- Đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng.

- Phát triển CN chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

 

Update: 5 tháng 8 2019 lúc 15:47:31

Các câu hỏi cùng bài học