Tuyên ngôn Độc lập - Đề số 1
Nội dung tài liệu
Tải xuống
Link tài liệu:
Các tài liệu liên quan
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
Nhận xét đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, có ý ki ến cho
rằng: “Đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh v ừa khéo
léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc”. B ằng c ảm nh ận c ủa mình v ề
đoạn trích sau, anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó: “Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có th ể xâm
phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quy ền t ự do và quy ền m ưu c ầu
hạnh phúc. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của n ước Mĩ. Suy
rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung s ướng và quy ền t ự do. B ản Tuyên ngôn Nhân quy ền
và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Ng ười ta sinh ra bình đ ẳng v ề
quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng v ề quyền lợi. Đó là nh ững l ẽ ph ải
không ai chối cãi được.”(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập m ột,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Từ đó, anh/chị hãy liên hệ đến bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh đ ể thấy đ ược nét
thống nhất và đa dạng trong phong cách nghệ thuật của Người.
HƯỚNG DẪN
1. Yêu cầu chung
– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được
vấn đề, thân bài phát triển được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập c ủa Ch ủ t ịch H ồ
Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu
sắc. Biết liên hệ đến bài thơ Chiều tối để nhận xét về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí
Minh.
– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm qua việc phân tích để làm sáng tỏ đoạn
mở đầu bản Tuyên ngôn và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết h ợp ch ặt ch ẽ gi ữa lí l ẽ và
dẫn chứng.
2. Yêu cầu cụ thể
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”.
Phân tích làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm ch ứa nhi ều ý nghĩa sâu
sắc.
– Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm c ơ s ở t ư t ưởng cho
toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn độc lập là khẳng đ ịnh quyền t ự do đ ộc l ập c ủa dân t ộc.
Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn đ ộc
lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền c ủa Pháp năm 1791 đ ể kh ẳng
định “Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” của tất cả các dân tộc trên th ế gi ới.
Đây chính là nghệ thuật “Lấy gậy ông đập lưng ông”.
– Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên
người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền th ống
tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết:
+ Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để “khoá
miệng” bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (s ự th ật l ịch
sử đã chứng tỏ điều này).
+ Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đ ừng có làm d ấy bùn lên lá c ờ
nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, n ếu nh ất đ ịnh ti ến
quân xâm lược Việt Nam.
– Đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên
ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm
vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791).
– Ý kiến “Suy rộng ra” là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đ ối v ới phong trào gi ải phóng
dân tộc trên thế giới. Nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa
sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau TK XX.
– Đoạn trích đã đưa ra căn cứ, lí lẽ xác đáng cho lập lu ận. Quá trình d ẫn d ắt t ới căn c ứ, l ập
luận chính xác, chặt chẽ . Qua đó có thể thấy tài năng lập luận bậc thầy, sự sâu sắc trong tư
tưởng, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn tạo nên s ức mạnh lu ận chi ến b ất ng ờ và
sức hấp dẫn kì lạ của văn chính luận Hồ Chí Minh.
Liên hệ bài thơ “ Chiều tối” để làm rõ sự thống nhất, đa dạng trong phong cách ngh ệ
thuật Hồ Chí Minh.
– Chiều tối là một trong những bài thơ trích trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Bài th ơ
tả bức tranh chiều tối nơi núi rừng lúc chiều muộn:
+ Cảnh thiên nhiên núi rừng đang chuyển vào đêm tối khi ánh sáng ban ngày lụi dần và tắt
hẳn. Nhưng khi màn đêm buông xuống thì ánh sáng của con người trở thành trung tâm chi
phối cái nhìn và cảm xúc của nhân vật trữ tình: “lô dĩ hồng”.
+ Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm h ồn cao đ ẹp c ủa H ồ
Chí Minh: Nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống; lòng nhân ái đến mức quên mình, tinh thần
lạc quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh sáng của một thi sĩ – chiến sĩ.
– Sự thống nhất, đa dạng trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:
+ Thống nhất: Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại,phục vụ có hiệu quả cho
sự nghiệp cách mạng.Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh
và phát triển xã hội. Văn chương Hồ Chí Minh đều thống nhất ở lối viết ngắn gọn, hàm súc,
đầy thuyết phục.
+ Đa dạng: Thơ Bác tinh tế và nhạy cảm,có sự kết hợp rất tự nhiên giữa màu s ắc c ổ đi ển và
tinh thần thời đại. Qua mỗi vần thơ người đọc luôn thấy bức chân dung tinh thần tự h ọa c ủa
Hồ Chí Minh. Văn chính luận của Người sắc sảo, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục và
kết hợp nhiều giọng điệu khác nhau.