§3. Các phép toán tập hợp
CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP
1. Phép giao
Giao của hai tập hợp A và B, kí hiệu A ∩ B là tập hợp gồm các phần tử thuộc B
A ∩ B = {x/ x ∈ A và x ∈ B}.
Ví dụ:
A là tập các bạn học giỏi văn của lớp 6A = {Minh, Nam, Hạnh, Tâm}
B là tập các bạn học giỏi toán của lớp 6A = {Nam, Tâm, Bình, Thuận, Hoa}
Tập các bạn vừa giởi cả văn và toán của lớp 6A là giao của hai tập trên = \(A\cap B\) = {Nam, Tâm}.
2. Phép hợp
Hợp của hai tập hợp A và B, kí hiệu A ∪ B là tập hợp gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B
A ∪ B = {x/ x ∈ A hoặc x ∈ B}.
Ví dụ:
A là tập các bạn học giỏi văn của lớp 6A = {Minh, Nam, Hạnh, Tâm}
B là tập các bạn học giỏi toán của lớp 6A = {Nam, Tâm, Bình, Thuận, Hoa}
\(A\cup B\) gồm tất cả các bạn giỏi văn hoặc toán = {Minh, Nam, Hạnh, Tâm, Bình, Thuận, Hoa}.
(Chú ý: mỗi phẩn tử chỉ liệt kê 1 lần)
3. Phép hiệu
Hiệu của tập hợp A với tập hợp B, kí hiệu A B là tập hợp gồm các phần tử thuộc A và không thuộc B
A\B= {x/ x ∈ A và x B}.
Ví dụ:
A là tập các bạn học giỏi văn của lớp 6A = {Minh, Nam, Hạnh, Tâm}
B là tập các bạn học giỏi toán của lớp 6A = {Nam, Tâm, Bình, Thuận, Hoa}
\(A\backslash B\) gồm các bạn chỉ giỏi văn mà không giỏi toán = {Minh, Hạnh}.
\(B\backslash A\) gồm các bạn chỉ giỏi toán mà không giỏi văn = {Bình, Thuận, Hoa}.
4. Phần bù
Nếu B ⊂ A thì A\B được gọi là phần bù của B trong A, kí hiệu là CAB (phần gạch chéo trong hình)