Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn bản

BÀI 14: KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN

1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản

- Hệ soạn thảo văn bản là 1 phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện những thao tác liên quan đến việc soạn thảo văn bản: gõ (nhập) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in ấn văn bản.

a. Nhập và lưu trữ văn bản

- Hệ soạn thảo cho phép nhập văn bản từ bàn phím và lưu trữ văn bản. 

b. Sửa đổi văn bản

- Sửa đổi ký tự và từ bằng các công cụ: Xóa, chèn thêm, thay thế.

- Sửa cấn trúc văn bản: Xóa, sao chép, di chuyển, chèn hình ảnh vào văn bản. 

c. Trình bày văn bản

- Là một chức năng rất mạnh của các hệ soạn thảo giúp tạo ra các văn bản phù hợp, nội dung đẹp mắt.

- Có ba mức trình bày: Mức kí tự, mức đoạn, mức trang. 

  • Khả năng định dạng ký tự: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc, …
  • Khả năng định dạng đoạn văn bản: căn lề đoạn văn bản, lùi đầu dòng, …
  • Khả năng định dạng trang văn bản: lề trên, dưới, trái phải, hướng giấy, …

d. Một số chức năng khác

- Ngoài những chức năng cơ bản trên, hệ soạn thảo còn cung cấp nhiều chức năng khác như:

  • Tìm kiếm thay thế
  • Gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi gõ sai
  • Tạo bảng, tính toán, sắp xếp trong bảng
  • Tự động đánh số trang
  • Tạo chữ nghệ thuật trong văn bản
  • In ấn. . . 

2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản

a. Các đơn vị xử lý trong văn bản

- Ký tự, từ, câu, dòng, đoạn văn bản, trang văn bản, trang màn hình, ... là các đơn vị xử lý trong văn bản.

b. Một số quy ước trong việc gõ văn bản

- Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để phân cách.

- Giữa các đoạn chỉ xuống dòng bằng một lần nhấn phím Enter.

- Các dấu ngắt câu . , : ; ? ! phải đặt sát vào từ đứng tr­ớc nó, tiếp theo đến dấu cách.

- Các dấu ’ ” ) ] } cũng phải đặt sát vào từ đứng tr­ớc nó, tiếp theo đến dấu cách.

- Các dấu ‘ “ ( { [ phải đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. 

3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản

a. Xử lý chữ Việt trong máy tính

- Gồm các thao tác chính:

  • Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính.
  • Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản chữ Việt.

b. Gõ chữ Việt

- Để nhập văn bản chữ Việt vào máy tính cần sử dụng ch­ương trình hỗ trợ gõ chữ Việt. Ví dụ: Vietkey, Unikey

- Khởi động chư­ơng trình hỗ trợ gõ chữ Việt (Vietkey/ Unikey)

- Chọn kiểu gõ và bộ mã chữ Việt: Hiện nay có 2 kiểu gõ chữ Việt phổ biến: kiểu TELEX và VNI.

Kiểu gõ

TELEX

VNI

Ký tự

Cách gõ

ă

 aw

a8

â

aa

a6

đ

dd

d9

ê

ee

e6

ô

oo

o6

ơ

ow hoặc [

 o7

ư

uw hoặc ]

 u7

Dấu

Cách gõ

Huyền

f

2

Sắc

s

1

Hỏi

r

3

Ngã

x

4

Nặng

j

5

Xóa dấu

z

0

c. Bộ mã chữ Việt

- Có hai bộ mã chữ Việt phổ biến: TCVN3 (ABC), VNI: dựa trên bộ mã ASCII

- Ngoài ra còn bộ mã Unicode là bộ mã chung của mọi ngôn ngữ của các Quốc gia.

d. Bộ phông chữ Việt

- Để hiển thị và in được chữ Việt, cần có các bộ chữ (bộ phông) Việt tương ứng với từng bộ mã.

e. Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt

- Là phần mềm tiện ích riêng để máy tính có thể kiểm tra chính tả, sửa lỗi, … văn bản tiếng Việt.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm