Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tài liệu môn Công nghệ 12, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình

ea98876a3c600787224f37fd931e04f2
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 14:34:56 | Được cập nhật: 16 giờ trước (23:23:38) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 478 | Lượt Download: 12 | File size: 0.019421 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Tài liệu môn công nghệ 12

Giáo viên : Đặng Thị Thanh Toàn

Trường : THPT Nguyễn Đức Cảnh - TP Thái Bình

Bài 17. Khái niệm v hệ thống thông tin và viễn thông

I. Khái niệm

- Hệ thống thông tin là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết.

- Hệ thống viễn thông là hệ thống truyn thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện

- Môi trường truyn dẫn thông tin: truyn trực tuyến hay qua không gian

-Các lĩnh vực truyn thông tin: TT vệ tinh , cáp quang, điện thoại , mạng internet...

II. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của hệ thống thông tin và viễn thông.

1. Phần phát thông tin

* Nhiệm vụ : Đưa nguồn tin cần phát đến nơi cần thu TT ấy

*đồ khối :

Nguồn tin- Xử lý tin- Điu chế ,mã hóa- Đường truyn

* Chức năng của các khối

- Nguồn thông tin : Tín hiệu cần phát đi đã được biến đổi thành tín hiệu điện

- Xử lý tin: Gia công và khuếch đại nguồn tín hiệu

- Điu chế và mã hóa: Điu chế theo biên độ hoặc tần số để truyn tín hiệu đi xa

- Đường truyn: Dây dẫn, cáp quang, sóng điện từ...

2.Phần thu thông tin

- Nhiệm vụ: Nhận tín hiệu đã điu chế và mã hóa, biến đổi tín hiệu và thu nhậntín hiệu , đưa tín hiệu trở v trạng thái ban đầu.

- Sơ đồ khối:

Nhận TT- Xử lý tin- Giải điu chế,giải mã- Thiết bị đầu cuối.

-Chức năng của các khối.

Câu hỏi- gợi ý trả lời.

1.Em hãy nêu 1 số cách truyn thông tin sơ khai mà trước kia con người đã sử dụng?

TL: - Dùng âm thanh : chiêng , mõ , kẻng, còi, trống...

- Dùng ánh sáng: Đốt lửa , bắn pháo sáng.

- Chim bồ câu đưa thư...

2.Điện thoại di động và cố định giống và khác nhau ở điểm nào?

- TL: Giống nhau: Cùng chức năng thu và phát thông tin.

Khác nhau: Phương thức truyền dẫn thông tin. ĐT di động qua sóng điện từ, ĐT cố định qua dây dẫn

3.Truyn thông tin nội bộ của 1 công ty có được coi là hệ thống thông tin và viễn thông hay không?

TL: Có được coi là hệ thống thông tin và VT. Đây được coi là hệ thống thông tin có quy mô nhỏ.

Bài 18. Máy tăng âm

I. Khái niệm, phân loại .

- KN: Máy tăng âm là thiết bị để khuếch đại tín hiệu âm thanh.

- Phân loai.

Theo chất lượng: Tăng âm chất lượng cao, thông thường.

Theo công suất: Công suất lớn, nhỏ, vừa.

Theo linh kiện: Linh kiện rời rạc hoc dùng IC.

II. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy tăng âm.

1. Sơ đồ khối.

Mạch vào- Mạch tiền khuếch đại- Mạch âm sắc- Mạch KĐ trung gian-Mạch KĐ công suất- Loa.

2. Chức năng của các khối:

+Mạch vào : Tiếp nhận TH âm tần từ các nguồn khác nhau và điều chỉnh TH phù hợp với máy.

+Mạch tiền KĐ: KĐ tín hiệu tới 1 giá trị nhất định

+Mạch âm sắc: Điều chỉnh mức độ trầm bổng của âm thanh .

+ Mạch KĐ trung gian: KĐ đủ công suất kích cho tầng công suất.

+ Mạch KĐ công suất: KĐ công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa.

Các khối trên hoạt động được nhờ nguồn nuôi cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm.

Câu hỏi, gợi ý trả lời

1. Nêu các chức năng của máy tăng âm?

TL: Nêu cụ thể chức năng của từng khối mục II-2

2. Khối nào quyêt định mức độ trầm bổng của âm thanh?Cường độ âm thanh do khối nào quyết định?

TL: Mạch âm sắc quyết định mức độ trầm bổng của âm thanh. Cường độ âm do khối mạch KĐ công suất quyết định.

3. Máy tăng âm thường được dùng trong các trường hợp nào?

TL:Dùng trong các phòng họp, rạp hát, các chương trình biểu diễn ngoài trời, đình , chùa, trong gia đình để hát karaoke...

Bài 19. Máy thu thanh

I. Khái niệm về máy thu thanh

- Máy thu thanh là thiết bị điện tử thu sóng điện từ do các đài phát thanh phát ra trong không gian , sau đó chọn lọc, xử lý ,KĐ và phát ra âm thanh.

II. Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của máy thu thanh.

1.Sơ đồ khối.

DĐ ngoại sai

Chọn sóng-KĐ cao tần-Trộn sóng- KĐ trung tần- Tách sóng- KĐ âm tần- Loa

2. Chức năng:

- Chọn sóng: Điều chỉnh cộng hưởng để lựa chọn sóng cao tần cần thu.

- KĐ cao tần: KĐ tín hiệu thu được để tăng thêm độ nhạy cho máy thu.

- DĐ ngoại sai: Tạo ra sóng cao tần khác lớn hơn sóng thu 1 giá trị 465kHz.

- KĐ trung tần: KĐ tín hiệu trung tần 465 kHz.

- Khối tách sóng: Tách lọc TH âm tần ra khỏi sóng mang trung tần

- KĐ âm tần : KĐ tín hiệu âm tần để đưa ra loa.

- Nguồn nuôi : Cung cấp điện cho máy thu.

III. Nguyên lý hoạt động của khối tách sóng trong máy thu.

- KĐ trung tần- Tách sóng- KĐ âm tần.

- Cấu tạo khối tách sóng : gồm điôt (Đ) mắc cùng với tụ điện (C)

Điôt chỉ cho dđ đi theo 1 chiều nên sóng vào khối tách sóng là sóng xoay chiều và sóng ra là 1 chiều. Sau khi tách thành sóng 1 chiều tụ sẽ lọc bỏ thành phần xoay chiều và giữ lại sóng âm tần( tần số thấp).

Câu hỏi, gợi ý trả lời

1.Để truyền âm thanh đi xa người ta làm thế nào?

TL: Để truyền âm thanh đi xa người ta biến đổi âm thanh đó thành TH điện, sau đó người ta gửi TH đó vào sóng mang cao tần

2.Trình bày các khối cơ bản của máy thu thanh?

TL: Phần II-1

3. Khi thu sóng của các đài khác nhau , người ta tác động vào khối nào của máy thu?

TL: Tác động vào khối chọn sóng của máy thu thanh.