Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 35 : Ôn tập học kì I

BÀI 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. Hệ thống hóa kiến thức

1. Khái quát cơ thể người

 

Bảng 35 – 1: Khái quát về cơ thể người

Cấp độ tổ chức

Đặc điểm

Cấu tạo

Vai trò

Tế bào

Gồm: màng tế bào, chất tế bào với các bào quan chủ yếu (ti thể, lục lạp, bộ máy gongi) và nhân

Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể

Tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau

Tham gia cấu tạo nên các cơ quan

Cơ quan

Được tạo nên bởi các mô khác nhau

Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan

Hệ cơ quan

Gồm các cơ quan có mối liên hệ về chức năng

Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể

 2. Sự vận động của cơ thể

Bảng 35 – 2: Sự vận động của cơ thể

Hệ cơ quan thực hiện vận động

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Vai trò chung

Bộ xương

- Gồm nhiều xương liên kết với nhau qau các khớp

- Có tính chất cững rắn và đàn hồi

- Tạo bộ khung cơ thể:

+ Bảo vệ

+ Nơi bám của các cơ

Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường

Hệ cơ

- Tế bào cơ dài

- Có khả năng co dãn

- Cơ co, dãn giúp các cơ quan hoạt động

 

3. Tuần hoàn

 

Bảng 35 – 3. Tuần hoàn

 Cơ quan

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Vai trò chung

Tim

- Có van nhĩ thất và van động mạch

- Co bóp theo chu kì

Bơm máu liên tục theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch

Giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong cơ thể, nước mô cũng liên tục được đổi mới, bạch huyết cùng liên tục được lưu thông.

Hệ mạch

Gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch

 Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim

 

4. Hô hấp

 

Bảng 35 – 4. Hô hấp

Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp

Cơ chế

Vai trò

Riêng

Chung

 Thở

Hoat động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp

Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới

Cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và thải CO2 ra khỏi cơ thể.

Trao đổi khí ở phổi

Các khí (O2, CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu

Trao đổi khí ở tế bào

Các khí (O2, CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra

 5. Tiêu hóa

 

Bảng 35 – 5. Tiêu hóa

Hoạt động

Loại chất

Khoang miệng

Thực quản

Dạ dày

Ruột non

Ruột già

Tiêu hóa

Gluxit

x

 

 

x

 

Lipit

 

 

 

x

 

Protein

 

 

x

x

 

Hấp thu

Đường

 

 

 

x

 

Axir béo và glixerin

 

 

 

x

 

Axit amin

 

 

 

x

 

 

6. Trao đổi chất và chuyển hóa

 

Bảng 35 – 6. Trao đổi chất và chuyển hóa

Các quá trình

Đặc điểm

Vai trò

Trao đổi chất

Ở cấp cơ thể

- Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường bên ngoài

- Thải các chất cặn bã, thừa ra môi trường ngoài

Là cơ sở quá trình chuyển hóa

Ở cấp tế bào

- Lấy các chất cần thiết cho tế bào từ môi trường trong

- Thải các sản phẩm phân hủy vào môi trường trong

Chuyển hóa ở tế bào

Đồng hóa

- Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể

- Tích lũy năng lượng

Là cơ sở cho mọi hoạt động sống của cơ thể

Dị hóa

- Phân giải các chất của tế bào

- Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể

*Tóm tắt

+ Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thống qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Trong phạm vi các kiến thức đã học. Hãy chứng minh rằng các tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.

 Hướng dẫn trả lời :

* Tế bào là đơn vị cấu trúc :

- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan. Mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại. Mỗi cơ quan được tập hợp bởi nhiều mô có chức năng giống nhau. Mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.

- Mọi cơ thể từ đơn bào đều có cấu tạo từ tế bào

- Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm : 

  + Màng sinh chất

  + Chất tế bào ( có chứa các bào quan)

  + Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể, nhân con

Vì vậy tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể

* Tế bào là đơn vị chức năng :

Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như :

- Màng sinh chất : nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường 

- Chất tế bào : là nơi xảy ra các hoạt động sống như :

  + Ti thể : tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng

  + Ribôxôm : là nơi xảy ra hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng

  + Bộ máy Gôgi : thu  nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm cho tế bào

  + Trung thể  : tham gia quá trình phân chia tế bào

   + Lưới nội chất : tổng hợp và vận chuyển các chất

- Nhân tế vào : Có vai trò quan trọng trong sự di truyền. Nhân con có màng nhân, giúp trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất

- Tất cả các hoạt động nói trên xảy ra trong tế bào làm cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể (hay nói cách khác là cách hoạt động sống của cơ thể có cơ sở là các hoạt động sống của tế bào)

  + Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

  + Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể

  + Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường ngoài

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

Câu 2: Trình bày mối liên hệ về chức năng của hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ. hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa). 

Hướng dẫn trả lời :

- Bộ xương: bộ khung của cơ thể, bảo vệ và nơi bám của các cơ. 

- Hệ cơ: có các cơ bám vào bộ khung của cơ thể co, dãn giúp các cơ quan trong các hệ cơ quan hoạt động.

-   Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

  + Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

  + Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

-   Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí:

  + Lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

  + Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

 - Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

 -  Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

Câu 3: Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào ?

Hướng dẫn trả lời:

-   Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

  + Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

  + Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

-   Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

  + Lấy O2 từ môi trường ngoài cung cấp cho các tế bào.

  + Thải CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.

-    Hệ tiêu hóa biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào.

III. Câu hỏi ôn tập 

Câu 1: Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.

Câu 2: Trình bày cấu tạo của  mạch máu phù hợp chức năng.

Câu 3: Giải thích tại sao thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất. Thành cơ tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm thất phải.
Câu 4: Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi tác nhân có hại?
Câu 5: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Câu 6: Cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau ntn để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?

Câu 7: Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào yếu tố nào?

Câu 8: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?

Câu 9: Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều dặn từ bé có thể có dung tích sống lý tưởng?

Câu 10: Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
Câu 11: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể thế nào?

Câu 12: Vì sao nói nếu thiếu vitamin D trẻ mắc bệnh còi xương? Vì sao nhà nước vận động toàn dân sử dụng muối iốt?
Câu 13: Hô hấp có vai trò quan trọng ntn với cơ thể sống. Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3- 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có oxi để mà nhận?
 Câu 14: Tại sao trong truyền máu người ta chỉ quan tâm đến tránh để hồng cầu người cho không bị kết dính bởi huyết tương người nhận, chứ không quan tâm đến việc hồng cầu người nhận có bị kết dính bởi huyết tương người cho hay không?

Câu 15: Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào ? Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào ?


















 

Bài tập

Có thể bạn quan tâm



Có thể bạn quan tâm