Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Lớp Sâu bọ - Bài 29. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp

BÀI 29: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA

NGÀNH CHÂN KHỚP

- Các đại điện của ngành chân khớp gặp ở khắp mọi nơi trên hành tinh: dưới nước, hay trên cạn, ao hồ, sông hay biển khơi, trong lòng đất hay trên không trung…. Chúng sống tự do hay kí sinh

- Chân khớp tuy rất đa dạng, nhưng chúng đều mang những đặc điểm chung nhất của toàn ngành

I. Lý thuyết

1. Đặc điểm chung

* Kết luận: Các đặc điểm chung của ngành chân khớp:

- Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở

- Các chân phân khớp động

- Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể

2. Sự đa dạng ở chân khớp

a. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống

STT

Tên đại diện

Môi trường sống

Các phần cơ thể

Râu

Chân ngực (số đôi)

Cánh

Nước

Nơi ẩm

Ở cạn

Số lượng

Không có

Không có

1

Giác xác (Tôm sông)

X

 

 

2

2 đôi

 

5

X

 

2

Hình nhện (Nhện)

 

X

 

2

 

X

4

X

 

3

Sâu bọ (Châu chấu)

 

 

x

2

2 đôi

 

3

 

X

 

b. Đa dạng về tập tính

STT

Các tập tính chính

Tôm

Tôm ở nhờ

Nhện

Ve sầu

Kiến

Ong mật

1

Tự vệ, tấn công

X

X

X

 

X

X

2

Dự trữ thức ăn

 

 

X

 

X

X

3

Dệt lưới, bẫy mồi

 

 

X

 

 

 

4

Cộng sinh để tồn tại

 

X

 

 

 

 

5

Sống thành xã hội

 

 

 

 

X

X

6

Chăn nuôi dộng vật khác

 

 

 

 

X

 

7

Đực, cái nhận biết nhau bằng tín hiệu

 

 

 

X

 

 

8

Chăm sóc thế hệ sau

 

 

X

 

X

X

 

3. Vai trò thực tiễn

Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn

* Có lợi:

- Làm thực phẩm: tôm, cua

- Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm

- Bắt sâu bọ có hại: nhẹn chăng lưới, bọ cạp

- Nguyên liệu làm mắm: tôm, tép

- Xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú

* Có hại:

- Làm hại cây trồng: nhện đỏ

- Làm hại đồ gỗ trong nhà: mối

- Có hại cho giao thông đường thủy: con sun

- Truyền nhiều bệnh nguy hiểm: ruồi, muỗi

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

 Câu 1: Trong số các đặc điểm của Chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hướng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?

Hướng dẫn trả lời:

Đặc điểm của ngành Chân khớp có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng:

- Có vỏ kitin (vừa là bộ xương ngoài, vừa chống bay hơi nước, thích nghi sống ở trên cạn)

- Chân phân đốt, khớp động ( khả năng di chuyển được linh hoạt và tăng cường). Đặc điểm này được dùng đặt tên cho cả ngành Chân khớp

- Ưu thế của ngành Chân khớp :

  + Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống

  + Đặc điểm thần kinh (đặc biệt phát triển) và các giác quan phát triển.

Câu 2: Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về: tập tính và về môi trường sống?

Hướng dẫn trả lời: 

Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dài với điều kiện sống thể hiện ở :

- Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như : ở nước là chân bơi, ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới.

- Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn lỏng, thức ăn rắn... khác nhau

- Đặc điểm thần kinh (đặc biệt phát triển) và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện các tập tính phong phú của sâu bọ.

Câu 3: Trong số 3 lớp ngành Chân khớp (Hình nhện, Giáp xác, Sâu bọ), lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất ? Trình bày vai trò của lớp này, lấy ví dụ ?

Hướng dẫn trả lời :

* Trong số ba lớp của ngành Chân khớp ( Hình nhện, Giáp xác, Sâu bọ), lớp Giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất.

* Vai trò :

- Làm thực phẩm :

  + Thực phẩm đông lạnh : tôm sú, tôm he,...

  + Thực phẩm  khô : tôm he,....

  + Nguyên liệu để làm mắm : tôm, tép,...

  + Thực phẩm tươi sống : tôm, cua,...

- Xuất khẩu : tôm hùm, tôm sú,...

- Có hại cho giao thông thuỷ : con sun,...

- Kí sinh gây hại cho cá : chân kiếm kí sinh,...

III. Câu hỏi ôn tập

 Câu 1: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp?

Câu 2: Ngành Chân khớp gồm mấy lớp ? Hãy sắp xếp các động vật đại diện dưới đây vào đúng lớp của nó : tôm, bọ cạp, chuồn chuồn, mọt ẩm, con sun, ve sầu, rận nước, chân kiếm, cua nhện, nhện, cái ghẻ, châu chấu, con ve bò, bọ ngựa.

Câu 3: Lớp vỏ kitin của chân khớp có ý nghĩa như thế nào?

Bài tập

Có thể bạn quan tâm